80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đồng Nhân dân tệ chính thức vào giỏ tiền tệ quốc tế

Kinhtedothi - Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã chính thức gia nhập giỏ dự trữ của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), ngang hàng với USD, Euro, bảng Anh…
Theo đó, việc tham gia Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF nâng vị thế đồng NDT ngang hàng với những đồng tiền mạnh khác như USD, Euro, Yen Nhật và đồng bảng Anh. Các quốc gia sẽ nhận được khoản vay từ IMF dưới dạng các đồng tiền trong giỏ SDR. Đây là lần đầu tiên kể từ đồng Euro gia nhập năm 1999, giỏ tiền tệ này mới tiếp nhận thêm đồng tiền mới.
 “Đây là một bước đột phá trong hành trình quốc tế hóa đồng NDT, và là lời khẳng định cho sự phát triển kinh tế thành công của Trung Quốc, kết quả của việc cải cách và mở cửa tài chính”, theo tuyên bố của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC).
 Lần đầu tiền kể từ năm 1999, IMF bổ sung thêm một đồng tiền vào giỏ dự trữ quốc tế.
Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội này để làm sâu sắc thêm các cải cách tài chính, mở cửa khu vực để thúc đẩy tăng trưởng, cũng theo tuyên bố trên.
Năm ngoái, IMF đã tuyên bố về khả năng bổ sung NDT vào giỏ tiền. Do đó, tin tức này không quá bất ngờ đối với thị trường tài chính, nhưng cũng khiến chính sách ngoại hối của Bắc Kinh rơi vào tầm ngắm quốc tế bởi một số Ngân hàng T.Ư trên thế giới sẽ xem xét bổ sung đồng tiền này vào dự trữ quốc gia.
Nhiều ý kiến cho rằng, bước đi này chỉ mang tính biểu tượng. Thực chất, đồng NDT chưa đáp đứng đủ các yêu cầu để gia nhập giỏ tiền như “được sử dụng tự do” hay “được sử dụng rộng rãi” trong giao dịch và thị trường quốc tế.  Ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, sẽ “phong” Trung Quốc là “kẻ nhũng loạn tiền tệ” nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Năm ngoái,  Trung Quốc từng phá giá đồng nội tệ, khiến NDT rơi xuống mức thấp nhất trong gần 6 năm, gây sóng gió cho các nhà đầu tư.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew hôm 29/10 từng phát biểu, NDT vẫn “còn một quãng đường” để thực sự trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Quyết định của IMF minh chứng cho quá trình 10 năm đổi mới và mở rộng thị trường tiền tệ của Trung Quốc, nhưng nước này vẫn còn nhiều việc phải làm để nền kinh tế thực sự the hướng thị trường.
Theo Capital Economics, quyết định cho NDT vào giỏ tiền tệ SDR sẽ không ảnh hưởng tới nhu cầu đồng tiền này.
SDR là một dạng tiền tệ dự trữ quốc tế được IMF tạo ra vào năm 1969, đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên. SDR được phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ lệ góp vốn của các nước vào thể chế tài chính đa phương này.Tuy nhiên, đây chỉ là đơn vị quy ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông, do vậy không thể tiêu SDR như các loại tiền tệ khác. Hình thái tồn tại của SDR là những con số ghi trên tài khoản.
IMF mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa các ngân hàng trung ương và các nước. Sự ra đời của SDR để giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng USD và vàng là công cụ thanh toán duy nhất.

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ