Kinhtedothi – Ngày 3/4, ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp ký quyết định Ban hành Khung cấu trúc mô hình và Bộ tiêu chí Làng thông minh áp dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, việc xây dựng làng thông minh của Đồng Tháp là mô hình kết nối cộng đồng ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển nông thôn bền vững, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống người dân dựa trên thế mạnh và cơ hội của địa phương.
Đồng Tháp hướng tới xây dựng mô hình làng thông minh. Ảnh Hữu Tuấn
Trong đó, khung cấu trúc mô hình Làng thông minh gồm: Quy mô Làng thông minh dựa trên ít nhất một ấp; Làng thông minh là mô hình kết nối cộng đồng mang tính tự nguyện; Làng thông minh được xác định tại một khu vực địa lý, địa bàn cụ thể; Làng Thông minh cần gắn liền với ít nhất một Hội quán nông dân hoặc một Hợp tác xã hay Tổ hợp tác sản xuất; Làng thông minh phải có sản phẩm đặc thù của địa phương; sản phẩm này đạt chuẩn từ 04 sao trở lên thuộc Chương trình OCOP; Làng thông minh có quy định/quy chế về quản trị và vận hành phù hợp với việc đầu tư, khai thác và phát triển các hạng mục công trình liên quan.
Tập trong vào 4 nhóm tiêu chí như: Hạ tầng số chú trọng đầu tư hạ tầng kết nối Internet; Dịch vụ số chia sẻ và dùng chung; Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh; Hoạt động quản lý…
Ngoài ra, Làng thông minh này là căn cứ để xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đồng thời làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; là cơ sở xét khen thưởng trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
Kinhtedothi – Ngày 30/3, UBND tỉnh Đồng Tháp đã họp thường kỳ tháng 3, đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2023, giải pháp nhiệm vụ trọng tâm quý II. GRDP quý I của tỉnh Đồng Tháp tiếp tục đà tăng trưởng, ước tính tăng 5,64% so với cùng kỳ năm 2022.
Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.
Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.
Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.