Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1): kiến nghị điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng 

Kinhtedothi- Sáng 19/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Tờ trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày cho biết, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư Dự án tại Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022, trong đó đầu tư khoảng 53,7km đường cao tốc, tốc độ thiết kế 100km/h; quy mô 4-6 làn xe; sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 17.837 tỷ đồng; chia thành 3 dự án thành phần.

Tiến độ thực hiện cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2026.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1). Ảnh: Quochoi.vn

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022, trong đó phân cấp cho UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2 và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3.

Chính phủ kiến nghị điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ Dự án tăng từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng (tăng 3.714 tỷ đồng). Điều chỉnh nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 17.124 tỷ đồng (tăng 2.854 tỷ đồng); ngân sách Trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 4.427 tỷ đồng (tăng 860 tỷ đồng).

Lý do điều chỉnh là do quá trình triển khai thực hiện Dự án, đã phát sinh một số yếu tố làm tăng tổng mức đầu tư như chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chi phí đầu tư xây dựng tăng thêm do quá trình triển khai, chủ đầu tư các Dự án thành phần đã tổ chức thực hiện khảo sát chi tiết địa hình, địa chất, thủy văn và thỏa thuận với các cơ quan quản lý công trình hạ tầng có liên quan theo quy định; trên cơ sở đó rà soát, cập nhật, tối ưu hóa các giải pháp thiết kế…

Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 và khoản 4 Điều 103 Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15, do Dự án tăng tổng mức đầu tư so với chủ trương đầu tư được duyệt nên phải thực hiện thủ tục trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, làm cơ sở điều chỉnh dự án đầu tư các Dự án thành phần.

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày nêu rõ, căn cứ quy định của Luật Đầu tư công, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 là phù hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn

Ủy ban cơ bản nhất trí với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ hơn nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chuẩn bị đầu tư Dự án chưa kỹ lưỡng dẫn đến tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí đầu tư xây dựng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Quốc hội quyết nghị cho Dự án.

Ủy ban cho rằng, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án tăng 3.714 tỷ đồng (từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng) tương đương khoảng 20,8% sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án đã được Quốc hội quyết định là khá lớn. Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát các chi phí tăng, giảm của Dự án và phân tích, bổ sung làm rõ hơn việc tăng, giảm các chi phí này nhằm bảo đảm tính chính đáng, hợp lý trong việc đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban cho rằng, để có nguồn vốn bố trí kịp thời, bảo đảm Dự án không bị kéo dài, sớm đưa vào khai thác sử dụng, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ hơn nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho Dự án.

Đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2026 - 2030, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 70/2025/UBTVQH15 ngày 7/2/2025 quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030. Do đó, đề nghị Chính phủ tổng hợp nhu cầu vốn của Dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

13 Jun, 02:35 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 12/6/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.

Hà Nội sắp xếp bộ máy: bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính không tăng chi phí, thời gian của người dân

Hà Nội sắp xếp bộ máy: bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính không tăng chi phí, thời gian của người dân

13 Jun, 02:06 PM

Kinhtedothi-Thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trong công tác sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, UBND TP Hà Nội vừa ban hành một loạt văn bản chỉ đạo liên quan phân cấp, phân quyền, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ