Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại biểu Quốc hội: đề nghị cần cân nhắc kỹ việc thành lập Tòa Phá sản ở cấp khu vực

Kinhtedothi - Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND), đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng về việc thành lập Tòa Phá sản và Tòa Sở hữu trí tuệ ở cấp khu vực vì thực tiễn số lượng các vụ án trong 2 lĩnh vực này không lớn.

Sáng 19/5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND).

Bổ sung nhiệm vụ cho TAND cấp tỉnh trong thanh tra định kỳ TAND khu vực

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) nêu, từ điều 55 đến điều 60 Dự thảo Luật đã bổ sung cấp TAND khu vực thay cho TAND cấp huyện hiện hành, giữ nguyên TAND cấp tỉnh với vai trò quản lý theo địa bàn hành chính cấp tỉnh, giao quyền xét xử sơ thẩm thông thường cho TAND cấp khu vực huyện phúc thẩm và giám đốc thẩm cho TAND cấp tỉnh.

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) - Ảnh: Quochoi.vn

Tuy nhiên, cơ chế giám sát, phối hợp kiểm tra giữa 2 cấp này chưa được dự thảo luật quy định rõ, nếu không làm rõ mối quan hệ và chế tài kiểm tra dễ xảy ra tình trạng quản lý chồng chéo hoặc bỏ ngỏ nếu TAND khu vực, chất lượng xét xử tại cơ sở dễ bị bỏ ngỏ, nếu kiểm tra thiếu ranh giới rõ ràng có thể gây xung đột quyền lực nội bộ, ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử của tòa; khó khăn trong điều hành đào tạo và điều chuyển cán bộ; thiếu kênh phản hồi và giám sát chéo, không có chế tài kiểm tra rõ ràng sẽ dẫn tới thiếu kênh xử lý vi phạm tại TAND khu vực, thiếu cơ chế giám sát chất lượng xét xử, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không kiểm soát được nguy cơ tiêu cực ở cấp xét xử đầu tiên.

Từ thực tế đó, đại biểu kiến nghị kiến nghị bổ sung 1 khoản vào điều 55 về nhiệm vụ TAND cấp tỉnh là thực hiện kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất đối với hoạt động xét xử giải quyết vụ việc của TAND khu vực thuộc địa bàn. Báo cáo kết quả kiểm tra, báo cáo kết quả và kiến nghị biện pháp xử lý sai phạm lên Chánh án TAND tối cao, bổ sung nhiệm vụ giám sát chéo vào điều 56 về cơ cấu TAND cấp tỉnh.

Quang cảnh phiên thảo luận sáng 19/5 - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính (Đoàn TP Hà Nội) đề nghị sửa đổi điều 81 dự thảo Luật theo hướng bổ sung Chánh án Tòa án khu vực cũng có quyền kiến nghị Chánh án Tòa án cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án quyết định của TAND khu vực có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

Việc thành lập các toà chuyên trách là cần thiết

Quan tâm đến việc thành lập các tòa chuyên trách, đại biểu Quốc hội Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, việc thành lập các tòa chuyên trách, Tòa kinh tế, Tòa Phá sản và sở hữu trí tuệ đã được quy định ở Luật Tổ chức Tòa án 2024 và phát triển để sắp xếp chuyển tòa chuyên biệt ở Luật Tổ chức Tòa án 2024 thành tòa chuyên trách, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong hội nhập sâu rộng trên các lĩnh vực.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính (Đoàn TP Hà Nội) - Ảnh: Quochoi.vn

Cho rằng việc thành lập các tòa án này là rất cần thiết để kịp thời giải quyết các tranh chấp bằng đội ngũ thẩm phán có chuyên môn sâu ở các lĩnh vực này. Để đảm bảo Luật Tổ chức Tòa án (sửa đổi) lần này có điều kiện thuận lợi nhất trong thực hiện trên thực tiễn, đại biểu đề nghị TAND Quốc hội xem xét tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao như đề án và như đề xuất của TAND tối cao hiện nay.

Đồng thời, đề nghị TAND tối cao có kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ có chuyên môn sâu ở lĩnh vực này để bố trí ở các tòa chuyên trách và giải quyết các tranh chấp thuộc các lĩnh vực phá sản kinh tế, sở hữu trí tuệ bằng một đội ngũ thẩm phán, thư ký có trình độ chuyên môn sâu.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) đề nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc thành lập Tòa Phá sản và Tòa Sở hữu trí tuệ ở cấp khu vực vì thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, số lượng vụ án trong 2 lĩnh vực này là không lớn, thậm chí tại nhiều tỉnh, thành phố hầu như không phát sinh loại án này trong cả năm.

Đại biểu Quốc hội Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn tỉnh Hà Tĩnh) - Ảnh: Quochoi.vn

"Nếu thành lập tòa chuyên trách về phá sản và sở hữu trí tuệ ở các tòa khu vực là không hợp lý và sẽ kéo theo việc bổ nhiệm thêm các chức danh lãnh đạo biên chế, trong khi hiệu suất xét xử của các tòa này trong bối cảnh hiện nay vẫn còn thấp", đại biểu Việt Nga nêu.

Theo đại biểu, có thể bố trí thẩm phán chuyên trách trong các Tòa kinh tế hoặc Tòa dân sự đảm nhiệm các vụ việc về phá sản hoặc sở hữu trí tuệ thay vì tổ chức thêm tòa chuyên trách sẽ phù hợp với thực tế hiện nay hơn.

Vấn đề phá sản là nhu cầu của doanh nghiệp

Phát biểu làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm, Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí cho biết, ban soạn thảo tiếp thu và cho biết rất quan tâm tới ý kiến của đại biểu Thạch Phước Bình. Ban soạn thảo sẽ chuẩn bị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, Tòa án sẽ nghiên cứu cụ thể về số lượng, tiêu chí cho phù hợp trong việc thành lập các tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ, phá sản.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) - Ảnh: Quochoi.vn

Về thành lập Tòa lao động tại Tòa án khu vực, Chánh án TAND tối cao cho biết, trong đề án đã xác định tất cả các loại án đều đưa về Tòa khu vực để xem xét, xét xử theo thẩm quyền, chỉ trừ có án trên 20 năm, chung thân và tử hình của hình sự là còn để sơ thẩm cấp tỉnh. Vì vậy, án lao động không nhiều, sẽ được giao về cho Tòa kinh tế và Tòa khu vực giải quyết chứ không phải không có phân công.

Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí cho biết cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu những ý kiến góp ý của các đại biểu. Đặc biệt, những vấn đề liên quan về yếu tố kỹ thuật sẽ cho rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm chặt chẽ.

Liên quan đến ý kiến của đại biểu Quốc hội Việt Nga về không thành lập Tòa chuyên trách về phá sản và sở hữu trí tuệ tại Tòa án khu vực mà giao cho thẩm phán chuyên trách, Chánh án TAND tối cao cho rằng: vấn đề giải quyết án phá sản và sở hữu trí tuệ là vấn đề chưa phải quá lớn, quá nhiều đối với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của đất nước, xu hướng hội nhập và yêu cầu của phát triển phía trước của chúng ta thì vấn đề phá sản là nhu cầu của doanh nghiệp.

Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí phát biểu làm rõ một số nội dung đại biểu thảo luận - Ảnh: Quochoi.vn

Bên cạnh đó, sở hữu trí tuệ trở thành tài sản và tài sản cũng được các nước phát triển càng quan tâm, đây là nhu cầu trong tương lai và đòi hỏi tính chuyên sâu.

"Hiện nay nhu cầu chưa lớn nên chúng ta gắn vào trong Tòa khu vực, nhưng khi nhu cầu lớn lên chúng ta phải chấp nhận là một tòa chuyên trách, vì trong Luật 2024, đây là những tòa chuyên trách chứ không phải là tòa chuyên biệt" - Chánh án TAND Lê Minh Trí nêu rõ.

Theo đó, chúng ta sẽ tiếp tục đào tạo đội ngũ thẩm phán chuyên theo lĩnh vực này để giải quyết cho nhu cầu phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh sắp tới.

Nghiên cứu quy định về tiêu chí thành lập, giải thể Tòa án Nhân dân khu vực

Nghiên cứu quy định về tiêu chí thành lập, giải thể Tòa án Nhân dân khu vực

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

19 May, 03:16 PM

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.

Kiến nghị các địa phương sau sáp nhập tiếp tục được thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù

Kiến nghị các địa phương sau sáp nhập tiếp tục được thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù

19 May, 01:49 PM

Kinhtedothi- Ngày 19/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Kiểm tra việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tránh khiếu kiện kéo dài, vượt cấp

Kiểm tra việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tránh khiếu kiện kéo dài, vượt cấp

19 May, 01:26 PM

Kinhtedothi - Sáng 19/5, đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) cùng UBND các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Oai, Hoài Đức, Mê Linh về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ