Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án Luật Quản lý ngoại thương: Lo “thêm tròng” cho doanh nghiệp

Kinhtedothi - Sáng 7/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Quản lý ngoại thương.
Đồng tình cao với sự cần thiết ban hành Luật này, tuy nhiên nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng cần tránh chung chung, “ôm” quá nhiều vấn đề, có thể gây khó khăn cho DN.
“Đẻ” thêm nhiều giấy phép
Theo ĐB Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình), Dự Luật này là điển hình của luật khung, luật ống. “Xem kỹ lại mới thấy, có nhiều vấn đề có thể quy định chi tiết, nhưng Dự Luật lại đẩy việc cho Chính phủ. Dự Luật cũng quá “ôm đồm” ở nhiều nội dung không cần thiết, nhưng những nội dung cần thiết, cốt lõi lại quy định rất chung chung, chẳng có sự tiến bộ gì hơn so với hệ thống pháp luật hiện hành”.
ĐB Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dẫn chứng, có những vấn đề quản lý mặc dù liên quan tới ngoại thương nhưng mang tính đặc thù, đã được quy định ổn định trong các văn bản khác, nhưng lại được thiết kế vào Luật này, vừa khiến hệ thống pháp luật cồng kềnh, vừa "giăng thêm lưới" quản lý, các bộ khác quản rồi, giờ thêm Bộ Công Thương lại quản nữa, nghĩa là “quản chồng lên quản”. Ví dụ, quy định về hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh, cửa khẩu xuất khẩu - nhập khẩu... lâu nay vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh pháp luật hải quan và cơ quan hải quan vẫn kiểm soát có hiệu quả. Giờ lại quy định vào Luật này thì sẽ vừa cồng kềnh vừa làm phát sinh thêm giấy phép mới.
 ĐB Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Ngoài ra, ông Lộc cũng nhìn nhận, Dự Luật trao quyền quyết định cho Bộ Công Thương trong rất nhiều trường hợp, nhưng không kèm theo bất kỳ căn cứ hay tiêu chí nào, rất có thể dẫn tới sự lạm quyền. "“Đẻ" ra nhiều loại giấy phép mới, không kèm bất cứ quy định nào về điều kiện để căn cứ cấp giấy phép là không minh bạch. Mục tiêu của Luật này, tôi hiểu là hệ thống hóa quản lý chứ không phải gia tăng thêm tầng nấc quản lý” - ông Lộc băn khoăn. Cụ thể, có một số loại giấy phép mới mà Dự Luật đặt ra là Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, Giấy phép quá cảnh hàng hóa; Giấy phép đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài nếu thanh toán thù lao bằng những hàng hóa loại này…
Tránh tình trạng lạm dụng cơ chế
ĐB Nguyễn Vân Chi (đoàn Nghệ An) cũng cho rằng: Nhiều biện pháp trong Dự Luật còn quy định ở mức rất chung, chưa thể hiện được cơ chế áp dụng trên thực tế và chủ yếu sẽ do Bộ Công Thương hoặc Chính phủ quyết định. Do đó, việc áp dụng trên thực tế sau này hoàn toàn phụ thuộc vào các văn bản hướng dẫn dưới luật. Đơn cử như biện pháp tạm ngừng xuất, nhập khẩu, ngoài nội dung về phạm vi mặt hàng thì về cách thức áp dụng có quy định trong trường hợp cần thiết theo chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền và thẩm quyền, thì ở đây sẽ do Bộ Công Thương quyết định trên cơ sở lấy ý kiến của các bộ, ngành. Như vậy sẽ không rõ được biện pháp tạm ngừng xuất, nhập khẩu sẽ được thực hiện theo cơ chế nào, khi nào thì áp dụng, khi nào thì sẽ kết thúc.
Đáp lại những mối lo ngại của các ĐB, trong phần giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Quan điểm của Chính phủ là tạo mọi điều kiện cho DN phát triển không mâu thuẫn với tên gọi của Dự Luật là quản lý ngoại thương”. Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng cho hay, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến và làm rõ sự phân biệt, nguyên tắc hạn chế, cấm xuất - nhập khẩu hàng hóa theo hướng minh bạch, công khai, tránh tình trạng lạm dụng cơ chế quyền lực tập trung vào các cơ quan quản lý Nhà nước. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Nguyên tắc của chúng ta rõ ràng, rành mạch, cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật. Chúng ta không xây dựng chính sách có tính phân biệt đối xử, tạo ra cơ chế cấp phép xin - cho, không phù hợp với nguyên tắc của thị trường và Tổ chức Thương mại thế giới”.
lCùng ngày, Quốc hội cũng đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về các Dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Luật Du lịch (sửa đổi); thảo luận về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ...            
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ