80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án nhà máy xi măng và nỗi lo xâm hại môi trường

Kinhtedothi - Tạo hóa đã ban tặng cho 2 xã Bài Sơn, Hồng Sơn huyện Đô Lương và xã Thịnh Thành (huyện Yên Thành) báu vật có một không hai ở xứ Nghệ đó là quần thể điệp trùng núi đá vôi, trải rộng trên phạm vi hàng chục km2.  Không chỉ có vô số hang động, tuyệt tác kỳ thú của thiên nhiên mà tại quần thể núi đá vôi này còn có những khu rừng nguyên sinh, nơi cư ngụ của hàng trăm loài động thực vật, trong đó không ít loài thuộc loại quý hiếm. Thế nhưng, báu vật quý giá ấy sắp bị “xẻ thịt” lấy nguyên liệu sản xuất xi măng.     Cảnh đẹp trước nguy cơ bị xâm lấn       Cuối năm 2014, Tập đoàn Hoàng Phát Vissai (The Vissai), có trụ sở tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình chính thức nhận bàn giao Dự án Nhà máy xi măng Đô Lương, do Công ty CP Xi măng Đô Lương làm chủ đầu tư, thi công dang dở tại thôn Đô Sơn, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đến đầu năm 2015, Tập đoàn này khởi công xây dựng Nhà máy Xi măng sông Lam ngay tại vị trí đơn vị cũ bàn giao, với tổng vốn đầu tư 10.500 tỷ đồng. Theo kế hoạch, năm 2017, Nhà máy đi vào hoạt động, công suất 12.000 tấn Clanhker/ngày. Giai đoạn 2 từ năm 2017 - 2020, sau khi lắp đặt thêm dây chuyền thứ 3, công suất sản xuất Clanhker sẽ nâng lên 18.000 tấn Clanhker/ngày. Đá vôi và đất sét có trên địa bàn các xã Bài Sơn, Hồng Sơn là nguyên liệu chính cho việc sản xuất Clanhker. Đây là dự án có vốn đầu tư lớn nhất kể từ trước đến nay ở huyện Đô Lương.
Kinhtedothi - Tạo hóa đã ban tặng cho 2 xã Bài Sơn, Hồng Sơn huyện Đô Lương và xã Thịnh Thành (huyện Yên Thành) báu vật có một không hai ở xứ Nghệ đó là quần thể điệp trùng núi đá vôi, trải rộng trên phạm vi hàng chục km2. 

Không chỉ có vô số hang động, tuyệt tác kỳ thú của thiên nhiên mà tại quần thể núi đá vôi này còn có những khu rừng nguyên sinh, nơi cư ngụ của hàng trăm loài động thực vật, trong đó không ít loài thuộc loại quý hiếm. Thế nhưng, báu vật quý giá ấy sắp bị “xẻ thịt” lấy nguyên liệu sản xuất xi măng.    
Cảnh đẹp trước nguy cơ bị xâm lấn      
Cuối năm 2014, Tập đoàn Hoàng Phát Vissai (The Vissai), có trụ sở tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình chính thức nhận bàn giao Dự án Nhà máy xi măng Đô Lương, do Công ty CP Xi măng Đô Lương làm chủ đầu tư, thi công dang dở tại thôn Đô Sơn, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đến đầu năm 2015, Tập đoàn này khởi công xây dựng Nhà máy Xi măng sông Lam ngay tại vị trí đơn vị cũ bàn giao, với tổng vốn đầu tư 10.500 tỷ đồng. Theo kế hoạch, năm 2017, Nhà máy đi vào hoạt động, công suất 12.000 tấn Clanhker/ngày. Giai đoạn 2 từ năm 2017 - 2020, sau khi lắp đặt thêm dây chuyền thứ 3, công suất sản xuất Clanhker sẽ nâng lên 18.000 tấn Clanhker/ngày. Đá vôi và đất sét có trên địa bàn các xã Bài Sơn, Hồng Sơn là nguyên liệu chính cho việc sản xuất Clanhker. Đây là dự án có vốn đầu tư lớn nhất kể từ trước đến nay ở huyện Đô Lương.
 
Bà Trương Thị Tâm bên ngôi nhà thường bị bùn đất bồi lấp mỗi khi mưa lũ.
Bà Trương Thị Tâm bên ngôi nhà thường bị bùn đất bồi lấp mỗi khi mưa lũ.

Mặc dù có dự án lớn được xây dựng trên địa bàn, nhưng người dân xã Bài Sơn và các xã lân cận lo ngại, nhà máy xi măng xây dựng sẽ băm nát núi đồi, đồng ruộng của xã Bài Sơn; khi đi vào hoạt động, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân. "Sinh ra lớn lên trên mảnh đất Bài Sơn, tôi hiểu hơn ai hết tiềm năng vô giá của quần thể núi đá vôi này. Các núi đá cao ngất nối nhau trùng điệp. Dưới chân các dãy núi là những thung lũng đẹp và là rừng nguyên sinh dày đặc, với vô số loài gỗ quý. Đây cũng là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật quý" - một người dân cho biết.

Cho đến nay, chưa ai khám phá hết tiềm năng quần thể núi đá vôi rộng hàng chục km2 này, bởi nhiều khu vực con người chưa đặt chân đến. Cũng vì vậy mà chưa ai thống kê có bao nhiêu hang động, tuyệt tác kỳ thú của thiên nhiên tại đây. Chỉ biết rằng, những hang động đã phát hiện đều có cảnh quan hết sức hấp dẫn, là báu vật tạo hóa ban tặng cho con người. Trong số đó, với vô số nhũ đá và tầng địa chất độc đáo, chẳng khác nào lâu đài kỳ bí trong lòng núi, hang Mặt trắng, đã từng làm say đắm biết bao du khách gần xa.

Những câu hỏi chưa có lời đáp

Ông Võ Đình Hà, thôn Mỹ Sơn, xã Bài Sơn, chuyên nghề săn bắt dơi trong các hang động cho biết, vùng gần các thôn Thái Sơn, Mỹ Sơn của xã Bài Sơn, có hang ông Lệnh, hang Truông lợn, hang Thung cùng, Thung Pheo, Thung Dầu... trong đó 2 hang đã được công nhận là di lích lịch sử. Sau nhiều năm chuyên đi bắt dơi, ông đã tìm đến không dưới 20 hang động. Hang động nào cũng rộng và nhũ đá tạo hình rất đẹp.

Không chỉ ông Hà mà nhiều bậc cao niên ở xã Bài Sơn đều khẳng định, quần thể núi đá vôi trên địa bàn là tuyệt tác của tạo hóa ban tặng cho địa phương. Nói về việc nay mai các núi đá vôi sẽ bị "xẻ thịt" mọi người đều tỏ thái độ không đồng tình. Người dân cho rằng, việc gìn giữ bảo vệ tài nguyên này sẽ là nguồn lợi vô giá cho muôn đời sau. Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao tài nguyên quý như vậy mà lại lập dự án để nổ mìn lấy đá chế biến Clanhker xuất khẩu. Hoạt động này, DN thu lợi lớn, còn người dân địa phương được gì, nếu như không muốn nói tới sẽ bị tra tấn bởi ô nhiễm môi trường…?

Ông Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch UBND xã Bài Sơn cho rằng: Cuộc sống người dân sẽ đối mặt với muôn vàn khó khăn. Tình trạng đập Đá Bàn bị bồi lấp đã xảy ra, do việc san ủi mặt bằng xây dựng nhà máy ngay bên cạnh. Cùng theo đó nguồn nước bổ sung cho đập sẽ cạn kiệt. Ở đập Năm Khe, nơi quy hoạch lấy đất sét làm nguyên liệu chế biến Clanhker cũng sẽ lâm vào tình trạng tương tự. Trong tương lai gần, nước đáp ứng cho sản xuất sẽ vô cùng khó khăn. Khi 2 đập lớn này khô cạn đồng nghĩa với thực trạng hàng trăm giếng ăn sẽ khô cạn theo, bởi lâu nay nước giếng của hàng trăm hộ tại một số thôn lên xuống theo mực nước của 2 đập lớn này.

Đường vận chuyển nguyên liệu từ núi đá vôi về nhà máy băng qua giữa đồng ruộng, không chỉ hàng chục héc ta đất canh tác không còn mà toàn bộ hệ thống thủy nông, giao thông sẽ bị chia cắt. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, thu nhập và đi lại của người dân. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ không tránh khỏi việc người dân bị tra tấn bởi ô nhiễm môi trường.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai: thăm, tặng quà gia đình người có công nhân dịp 27/7

Lào Cai: thăm, tặng quà gia đình người có công nhân dịp 27/7

21 Jul, 06:11 PM

Kinhtedothi-Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng ngày 21/7, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách và Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang cùng Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Quy Mông.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ