Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Vì sao cần gần 7.800 tỷ đồng đầu tư?

Ngọc Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo khái toán tại báo cáo tiền khả thi (chưa phê duyệt), Dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ cần gần 7.800 tỷ đồng đầu tư; trong đó khoảng 80% là kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB).

Đại diện chủ đầu tư cho hay, do tuyến đường đi qua khu vực đô thị trung tâm đông dân cư nên kinh phí GPMB lớn là khó tránh khỏi.
Trục chính đô thị
Dự án đường Vành đai 1 đi qua các khu vực: Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Kim Liên - Hoàng Cầu - Voi Phục - Vành đai 2 (đoạn Cầu Giấy - Bưởi), được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 1999. Tuy nhiên do việc thu xếp vốn khó khăn nên phải làm từng đoạn. Đoạn tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục hiện là đoạn cuối cùng còn lại của Vành đai 1; điểm đầu tại nút giao Hoàng Cầu - Yên Lãng (Đống Đa); điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục, khu vực cổng trường Đại học GTVT (Ba Đình). Dự án đã được phê duyệt chỉ giới từ năm 2006 nhưng đến nay mới có thể xây dựng báo cáo tiền khả thi. Do tính cấp thiết của dự án, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho UBND TP Hà Nội được chủ trì, phối hợp cùng 5 Bộ GTVT, Xây dựng, Tài Chính, KH&ĐT, TN&MT thẩm định báo cáo tiền khả thi.
 Cầu vượt trực thông qua nút giao La Thành - Giảng Võ sẽ được xây dựng trước để đảm bảo lưu thông.
Đại diện chủ đầu tư, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và
Dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài khoảng 2,274km; mặt cắt ngang 50m, gồm 6 làn đường; 2 cầu vượt tại các nút giao: Giảng Võ - Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành; hệ thống cây xanh, chiếu sáng, bãi đỗ xe 6.000m2 đồng bộ đi kèm. 2 cầu vượt sẽ được xây dựng trước để đảm bảo lưu thông qua nút trong quá trình thi công dự án.
công nghiệp TP Hà Nội Vũ Hà cho biết: “Dự kiến trong tháng 7 tới đây, UBND TP Hà Nội sẽ thẩm định, phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Dự án chỉ dài khoảng 2,2km, nhưng là tuyến đường phố chính đô thị, nằm trên trục hướng Đông - Tây, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải tỏa áp lực giao thông cho khu vực trung tâm TP”. Ông Hà trao đổi thêm, những năm qua, TP đã đầu tư mở rộng tuyến đường theo quy hoạch từ đê Nguyễn Khoái - Hoàng Cầu. Cần hoàn thiện đồng bộ toàn tuyến Vành đai 1 để phát huy hiệu quả đầu tư toàn tuyến, góp phần giải quyết tình trạng UTGT cần khẩn trương triển khai tiếp đoạn còn lại Hoàng Cầu - Voi Phục. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án này đã được HĐND TP Hà Nội phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; TP cũng đã cân đối, bố trí được nguồn ngân sách để triển khai.
Tái định cư hơn 2.000 hộ dân
Theo Tờ trình của Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội, dự án sẽ cần khoảng 7.800 tỷ đồng đầu tư, trong đó hơn 80% kinh phí dành cho GPMB và tái định cư. Cụ thể, theo tổng mức đầu tư dự án được cập nhật theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định TP ngày 1/3, nội dung chi phí của dự án gồm: Khoảng 1.100 tỷ đồng chi phí xây lắp và thiết bị; hơn 6.400 tỷ đồng chi phí GPMB và hỗ trợ tái định cư; còn lại là chi phí tư vấn, quản lý, quỹ dự phòng. Dự án sẽ chiếm gần 160.000m2 đất, GPMB 2.044 hộ dân, gồm có: quận Ba Đình 1.241 hộ, quận Đống Đa 803 hộ; với nhu cầu tái định cư là 2.239 căn hộ ở khu Nam Trung Yên, khu Tây Nam Kim Giang 1.
Đại diện chủ đầu tư lý giải: “Chi phí GPMB, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân thuộc dự án dự kiến sẽ rất lớn. Bởi Đống Đa và Ba Đình là 2 quận trung tâm, giá đất, cơ chế bồi thường, tái định cư đều cao”. Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công (Ba Đình) Ngô Ngọc Lâm cho biết: “Trên địa bàn phường sẽ có 529 hộ dân thuộc diện GPMB, phục vụ thi công dự án. Khung giá đất khu vực La Thành, theo quyết định của TP, vào khoảng 40 triệu đồng/m2”. Theo tính toán, toàn dự án cần 160.000m2 đất; như vậy, nếu chỉ tính riêng tiền bồi thường đất theo đơn giá của TP đã cần đến 6.400 tỷ đồng, chưa nói tới kinh phí hỗ trợ cơ sở vật chất khác.
Phó Giám đốc Ban QLDA Vũ Hà cho hay, hiện tại dự án mới đang dừng lại ở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Dự kiến ngày 10/7 sẽ được Hội đồng thẩm định và phê duyệt, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu trong tháng 7 sẽ được thông qua.