Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đầu giờ sáng 30/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2021 đứng ở mức 74,89 USD/thùng, tăng 0,06 USD/thùng trong phiên. So với cùng thời điểm ngày 29/9, giá dầu WTI giao tháng 11/2021 đã tăng 0,24 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 11/2021 đứng ở mức 78,61 USD/thùng, tăng 0,03 USD/thùng trong phiên và đã tăng 0,11 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 29/9.
Nhận định của giới dự báo, nhu cầu dầu thô toàn cầu tiếp tục tăng trong những năm tới khi kinh tế thế giới đang dần phục hồi và được thúc đẩy bởi các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế đẩy giá dầu ngày 30/9 tăng nhẹ.
Theo đó, trong báo cáo về Triển vọng Dầu mỏ thế giới được phát đi ngày 28/9 của OPEC cho thấy, nhu cầu dầu thô sẽ tăng trở lại mức trước đại dịch trong năm 2022 và tiếp tục tăng thêm 1,7 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết, nhu cầu dầu thô sẽ tiếp tục tăng từ nay đến 2045 và dây vẫn sẽ là nguồn năng lượng chủ đạo, chiếm 28% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu vào năm 2045.
Đồng thời, nhu cầu dầu thô sẽ tăng từ mức 90,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020 lên mức 108,2 triệu thùng/ngày vào năm 2045, tức tăng 17,6 triệu thùng/ngày.
OPEC+ nhận định nhu cầu dầu thô vẫn sẽ tiếp tục duy trì mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng từ nay đến hết năm 2021.
Ngoài ra, tình trạng gián đoạn nguồn cung dầu thô từ Vịnh Mexico do ảnh hưởng của bão Ida cũng cũng hỗ trợ giá dầu.
Trên đà tăng, song của giá dầu hôm nay là khá hạn chế khi mà những lo ngại tình trạng thiếu hụt năng lượng đang diễn ra tại châu Âu, Trung Quốc và đang lan sang Mỹ có thể tạo hiệu ứng tiêu cực đối với các triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu. Bởi lạm phát leo thang sẽ khiến giá cả hàng hoá tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm, các hoạt động vận tải giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không, vận tải biển…
Các hoạt động khai thác dầu khí được các nhà sản xuất thúc đẩy nhằm tranh thủ cơ hội giá dầu tăng cao cũng được dự báo là yếu tố sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu thời gian tới.