Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đu đủ bổ dưỡng nhưng kịch độc với 8 nhóm người

HP (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đu đủ là loại trái cây thơm ngon, cực kỳ giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng ở Việt Nam. Dù vậy, những nhóm người dưới đây không nên ăn đu đủ.

Đu đủ là loại trái cây bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được. Ảnh: Shutterstock
Đu đủ là loại trái cây bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được. Ảnh: Shutterstock

Đu đủ là loại trái cây mọng nước, có hàm lượng calo thấp, giàu vitamin A, B, C, E, K. Đu đủ cũng là nguồn cung cấp folate, magie, đồng, axit pantothenic và chất xơ, alpha và beta-carotene, lutein và zeaxanthin, canxi, kali và lycopene...

Đu đủ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như phòng ngừa hen suyễn và giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư, bảo vệ sức khỏe của mắt và có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Quả cũng như các bộ phận khác của cây (chẳng hạn như hạt) đều có thể ăn được và được biết là có đặc tính chữa bệnh.

Mặc dù ăn đu đủ rất có lợi cho sức khỏe và đu đủ không phải là loại trái cây an toàn cho tất cả mọi người.

Dưới đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên ăn đu đủ:

1. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không được ăn đu đủ chưa chín vì nó có thể gây co bóp tử cung do đặc tính nhuận tràng. Tốt hơn hết bạn nên tránh ăn đu đủ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Những phụ nữ đã từng sảy thai trước đó được khuyên nên tránh ăn đu đủ hoàn toàn.

2. Người bị bệnh sỏi thận

Đu đủ chứa nhiều vitamin C. Vitamin C là một chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, vitamin C được chuyển hóa thành axit oxalic và bài tiết qua nước tiểu, tạo thành các tinh thể canxi oxalat không có lợi cho bệnh sỏi thận. Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C trong thời gian dài sẽ làm nguy cơ hình thành sỏi thận tăng gấp đôi.

3. Người dị ứng mủ cao su

Papain, chymopapain, caricaine và chitinase loại I là những protein gây dị ứng nhất có nhiều trong đu đủ. Nếu bạn bị dị ứng với mủ cao su, hãy tránh ăn đu đủ hoặc ăn các thực phẩm có chứa đu đủ.

4. Người có vấn đề về tim

Những người bị rối loạn tim không nên ăn đu đủ. Chất papain có trong thịt đu đủ được cho là làm chậm nhịp tim, có thể gây ra các tình trạng tim mạch nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn đã có bất kỳ vấn đề về tim mạch nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi ăn đu đủ.

5. Người bị suy giáp

Bệnh cường giáp là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Hormon tuyến giáp giúp kiểm soát sự tăng trưởng, sửa chữa tế bào và trao đổi chất. Cũng giống như tim, đu đủ có tác dụng tương tự đối với người bị suy giáp. Vì vậy những người bị suy giáp nên tránh ăn đu đủ.

6. Người bị vàng da

Không những đu đủ chín, bí ngô, cà rốt, xoài… đều là những thực phẩm chứa nhiều beta caroten. Nhiều người ăn thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều beta caroten.

Để cải thiện triệu chứng này, bạn nên dừng ăn một thời gian. Theo dõi nếu tình trạng không được cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

7. Người bị dạ dày

Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng...

Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều. Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.

8. Người tiêu hóa kém

Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.

Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

Trên đây là những người được khuyến cáo không nên ăn đu đủ chín. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa đu đủ nhé.