Kinhtedothi - Ngày 21/7, tại TP Cần Thơ, Sở Giao thông Vận tải TP HCM và Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ tổ chức tọa đàm về các dự án kết nối TP HCM và ĐBSCL. Theo đó, năm 2030 dự kiến khởi công Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.
Tại buổi tọa đàm, đại diện liên danh tư vấn của Dự án tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ cho biết, dự án này do Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự án khoảng 220.000 tỉ đồng.
Cụ thể, Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài hơn 175km, với 13 ga trên tuyến. Điểm đầu tại ga An Bình (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), điểm cuối tại ga Cần Thơ (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Dự án đi qua địa bàn 6 tỉnh, TP là Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ.
Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài hơn 175km, đi qua địa bàn sáu tỉnh, TP.
Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, đến nay đã cơ bản hoàn thành báo cáo cuối kỳ, hiện Bộ GTVT đang lấy ý kiến các địa phương liên quan để hoàn thiện báo cáo. Sau đó trình cấp thẩm quyền quyết định trong năm 2024 và hoàn thiện trình Thủ tướng, Quốc hội trong năm 2025; xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án, khởi công trước năm 2030, hoàn thành dự án trước năm 2035.
Tại tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, việc đầu tư tuyến đường sắt TP HCM – Cần Thơ là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giao thông vận tải.
Đồng thời, các đại biểu kiến nghị, nên kéo dài tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ qua các tỉnh biên giới, như Kiên Giang, An Giang. Từ đó, góp phần kết nối với các cửa khẩu quốc tế, đẩy mạnh hơn nữa lưu thông, xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản.
Ngoài ra, tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM, TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL cũng trao đổi, góp ý xoay quanh tuyến đường bộ ven biển phía Nam và các tuyến đường thủy kết nối.
Đối với tuyến đường bộ ven biển phía Nam, một số đại biểu đề nghị nghiên cứu, cập nhật thêm hệ thống cảng biển trên tuyến để phát triển logistics.
Về tăng cường kết nối giao thông thủy, Sở GTVT TP.HCM đề xuất một số tuyến đường thủy để khai thác vận chuyển hàng hóa cũng như đẩy mạnh du lịch cho các tỉnh ĐBSCL.
Kinhtedothi - Trong khi tốc độ phục hồi sản lượng vận tải sau dịch bệnh Covid-19 còn khá chậm, còn hạn chế về hạ tầng lạc hậu vẫn đang đè nặng thì du lịch được coi là “nguồn sống” mà ngành đường sắt có thể hi vọng nhất lúc này.
Kinhtedothi - Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau về việc đầu tư hai tuyến đường sắt kết nối cảng biển là: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Biên Hòa - Vũng Tàu.
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, để giải bài toán ngập lụt tại các đô thị ĐBSCL cần tính đến tích hợp nhiều giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị.
Kinhtedothi - Ngày 2/4, UBND tỉnh Đồng Nai đã gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận phương án đầu tư xây dựng cầu Mã Đà và đường kết nối với tỉnh Bình Phước, với quy mô 4 làn xe trong giai đoạn 1.
Kinhtedothi - Từ ngày 27/3/2025 đến ngày 1/4/2025, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình ghi nhận 81 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội.
Kinhtedothi - Trong quý I, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Sơn La đã phát hiện, xử lý 4.712 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 12 tỷ đồng, tước 334 phương tiện, tạm giữ 1.762 phương tiện. Các lỗi vi phạm chủ yếu về nồng độ cồn, quá tốc độ, quá tải...
Kinhtedothi - Dự án cầu Tam Tiến và đường dẫn nối xã Tam Tiến và Tam Xuân 1 (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã ngừng thi công trong khoảng thời gian dài, gây lãng phí nguồn lực và bức xúc trong dư luận.
Kinhtedothi - Dự án cầu Rạch Miễu 2 đang được các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công để phấn đấu hợp long nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hoàn thành toàn bộ dự án vào dịp lễ Quốc khánh 2/9.