Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự kiến tiêm vaccine Covid-19 cho 75 triệu người, Việt Nam sẽ tốn bao nhiêu tiền?

Kinhtedothi - Trong bối cảnh cân đối ngân sách khó khăn, việc thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19 là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ tiếp cận mua, nhập khẩu vaccine để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho nhân dân.
 Ảnh minh họa
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký Tờ trình của Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, phê duyệt việc thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới; thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về chủ trương mua vaccine phòng Covid-19 cho nhân dân từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) và các nguồn tài chính hợp pháp khác, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19, trong đó quy định nguồn kinh phí thực hiện bao gồm: Nguồn NSNN đảm bảo theo phân cấp NSNN; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác; nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine tự nguyện chi trả.

Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến mua 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó, kinh phí mua vaccine khoảng 21 nghìn tỷ đồng; kinh phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng.

Về nguồn kinh phí để mua vaccine, ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16 nghìn tỷ đồng, đảm bảo cho các đối tượng do trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương khó khăn; ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9,2 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt khi dịch kéo dài thì nhu cầu vaccine hàng năm tăng cao, kinh phí sẽ mua vaccine lớn, nếu chỉ dựa vào nguồn NSNN thì sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân.

Trong bối cảnh cân đối NSNN khó khăn, để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác mua vaccine phòng Covid-19, việc thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19 là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ tiếp cận mua, nhập khẩu vaccine để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho nhân dân.

Quỹ vaccine phòng Covid-19 có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính của Quỹ cho hoạt động tài trợ, hỗ trợ mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19. Quỹ này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả. Quỹ sẽ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước.

Quỹ được vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận, quản lý sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 theo quy định.

Quỹ vaccine phòng Covid-19 sẽ thực hiện chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, công khai tài chính theo quy định của Luật Kế toán và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Quỹ có trách nhiệm thực hiện báo cáo tình hình thu, chi, quyết toán tài chính quỹ để tổng hợp chung nguồn lực báo cáo Chính phủ, Quốc hội trong các báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội và NSNN; thực hiện công khai số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại (nếu có).

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tiếp tục rà soát tiêm vaccine sởi

Tiếp tục rà soát tiêm vaccine sởi

28 Apr, 08:26 AM

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; giảm 13 ca so với tuần trước. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Nam Từ Liêm (27), Hoàng Mai (24), Hà Đông (18), Thanh Trì (14), Ba Đình (13), Long Biên (12).

Luật Thủ đô 2024 “mở đường” cho y tế tư nhân

Luật Thủ đô 2024 “mở đường” cho y tế tư nhân

27 Apr, 10:09 PM

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 ra đời có nhiều quy định mang tính "mở đường" về quan điểm với các lĩnh vực cụ thể, trong đó có y tế. Đặc biệt, Luật Thủ đô 2024 được ban hành tiếp tục định hình những chính sách đặc thù, nhấn mạnh vào mục tiêu nâng cao năng lực và phát triển hệ thống y tế Thủ đô.

Dịch sởi có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng còn nhiều thách thức

Dịch sởi có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng còn nhiều thách thức

27 Apr, 09:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 27/4, Bộ Y tế cho biết, trong tuần, cả nước ghi nhận 3.942 trường hợp nghi sởi, giảm 4,3% so với tuần trước (4.122 trường hợp). Tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 81.691 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, TP. So với thời điểm có số ca mắc cao nhất trong tuần, số ca ghi nhận trong tuần đã giảm 30%.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ