Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dù là môn lựa chọn, học sinh cũng không nên xem nhẹ ngoại ngữ, vì sao?

Kinhtedothi – Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc mà trở thành môn lựa chọn. Theo các chuyên gia, dù chọn thi ngoại ngữ hay không thì những thí sinh có nguyện vọng học đại học cũng không nên bỏ bê, sao nhãng môn này.
Dù ngoại ngữ là môn lựa chọn, thí sinh cũng không nên xem nhẹ

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại.

Phương án 2 +2 kể trên được đông đảo dư luận, học sinh, giáo viên, phụ huynh trên cả nước đồng tình vì đảm bảo tính gọn nhẹ, giúp giảm chi phí, tạo điều kiện để thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bên cạnh đó, vẫn có một số người băn khoăn đặt câu hỏi: Khi ngoại ngữ không phải là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc thì có làm giảm chất lượng dạy và học môn này không? Không bắt buộc học ngoại ngữ có đi ngược lại với xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay?

Ngoài ra, cũng không ít người lo lắng bởi một khi ngoại ngữ là môn thi lựa chọn, học sinh, phụ huynh có xem nhẹ, thậm chí bỏ qua môn học này?

Chia sẻ quan điểm về vấn đề không bắt buộc thi ngoại ngữ, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình với phương án của Bộ GD&ĐT.

“Không bắt buộc thi ngoại ngữ là hợp lý vì với những học sinh không có sở trường là ngoại ngữ và cũng không cần sử dụng sau khi tốt nghiệp thì có thể chọn thi môn khác và không thi ngoại ngữ”, TS Nguyễn Thị Cúc Phương nói.

Tuy nhiên, theo TS Cúc Phương, học sinh không chọn thi ngoại ngữ không đồng nghĩa với việc không học ngoại ngữ.

“Hiện tại, hầu hết các trường đại học đều có quy định về trình độ ngoại ngữ trong chuẩn đầu ra. Vì thế, nếu các em xác định học đại học thì dù học ở trường nào, ngành nào vẫn cần phải học tốt ngoại ngữ. Tuyệt đối không vì nó không phải môn thi bắt buộc mà xem nhẹ, bỏ qua việc học bởi nếu không học tốt ngoại ngữ thì các em sẽ không đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp”, TS Cúc Phương phân tích.

 

Bộ GD&ĐT bổ sung chứng chỉ tiếng Anh quốc tế dùng trong tuyển sinh

Bộ GD&ĐT bổ sung chứng chỉ tiếng Anh quốc tế dùng trong tuyển sinh

Tuyển sinh năm 2024: Ngành vi mạch – bán dẫn “lên ngôi”

Tuyển sinh năm 2024: Ngành vi mạch – bán dẫn “lên ngôi”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trao Giải thưởng “Bền đam mê” cho 11 dự án và cá nhân xuất sắc

Trao Giải thưởng “Bền đam mê” cho 11 dự án và cá nhân xuất sắc

25 Mar, 03:34 PM

Kinhtedothi – 6 dự án tiêu biểu thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, kinh doanh khởi nghiệp và 5 dự án xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã được ban tổ chức lựa chọn để trao Giải thưởng “Bền đam mê”.

Dấu ấn đậm nét về trí tuệ, tài năng Việt Nam

Dấu ấn đậm nét về trí tuệ, tài năng Việt Nam

24 Mar, 06:32 AM

Kinhtedothi-Tối 23/3, Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” được diễn ra trang trọng. Tham dự buổi lễ có Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các lãnh đạo ban, bộ, ngành T.Ư, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ