Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Du lịch Việt và “giấc mơ” thương hiệu

Kinhtedothi - Kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ngành chỉ là cái cớ để những người làm du lịch hội tụ trong hội nghị “Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”, diễn ra ngày 7/7 tại Hà Nội.
Ngày vui của ngành, nhưng trên bàn hội nghị luôn “nóng” câu chuyện làm thế nào để du lịch Việt có thương hiệu, tháo gỡ tình trạng sụt giảm diễn ra nghiêm trọng từ đầu năm 2014 đến nay.
Khách quốc tế tham quan khu phố cổ Hà Nội. 	Ảnh: Phạm hùng
Khách quốc tế tham quan khu phố cổ Hà Nội. Ảnh: Phạm hùng
Du lịch Việt Nam vươn lên và đã có chỗ đứng, thế nhưng “nhìn vào bức tranh phát triển du lịch của các nước bạn như Thái Lan, Singapore, Malaysia…, chúng ta lại thấy “thèm” một nền du lịch phát triển có thương hiệu”, đó là cảm xúc của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh trong buổi đầu hội nghị. Bởi vì, Việt Nam được đánh giá là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về tiềm năng du lịch, từ du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch TP nhưng lại đứng áp chót trên bảng xếp hạng của thế giới về doanh thu từ ngành du lịch. Bà Vũ Thị Trường – đại diện Tổng cục Du lịch cho rằng: “Do chưa có chiến lược phát triển thương hiệu du lịch nên các hoạt động liên quan đến phát triển thương hiệu chưa thực sự hiệu quả và thống nhất về định hướng, thông điệp, nội dung, chủ đề”. Trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định 7 vùng với các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng như: Du lịch biển miền Trung, văn hóa lịch sử Hà Nội, Huế, Hội An; du lịch TP, du lịch MICE TP Hồ Chí Minh; du lịch khám phá hang Sơn Đoòng; du lịch Đồng bằng sông Cửu Long; du lịch sinh thái Tây Bắc… Thế nhưng, phải thừa nhận, thương hiệu của mỗi vùng được hình thành trên cơ sở tự phát của mỗi địa phương, dựa vào sản phẩm nổi trội của từng vùng, chưa có định hướng chiến lược lâu dài mang tầm quốc gia.

GS.TS Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Kinh tế T.Ư cho biết: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng năm 2015 mà Đảng và Chính phủ giao cho Ban Kinh tế T.Ư là nghiên cứu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Sự quan tâm đó thể hiện ở việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 92/NQ-CP về “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới” khẳng định phát triển của du lịch không chỉ là của riêng ban, ngành quản lý, mà là mối quan tâm của Chính phủ. Trước hàng loạt câu chuyện nâng giá dịch vụ, chặt chém khách, ngày 2/7/2015, Thủ tướng Chính phủ lập tức ra Chỉ thị tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Từ yêu cầu rút giấy phép kinh doanh của các cơ sở có hành vi “chặt chém” khách, đến chuyện xây dựng Quỹ phát triển du lịch đều được Chính phủ đề cập… Hy vọng, với sự tập trung chỉ đạo cao trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ có chiến lược phát triển “dài hơi”, không bấp bênh theo kiểu tăng trưởng cao liên tục trong vài năm trước, rồi sụt giảm nghiêm trọng trong 2 năm trở lại đây.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các doanh nghiệp đang cần tuyển dụng gấp nhiều người lao động

Các doanh nghiệp đang cần tuyển dụng gấp nhiều người lao động

14 Jul, 04:40 PM

Kinhtedothi – Phiên giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 6 tỉnh, TP phía Bắc thu hút nhiều DN tham gia tuyển dụng trên 15.600 chỉ tiêu, với các phân khúc thu nhập, lên tới 15 triệu đồng/tháng trở lên, là cơ hội tốt cho nhiều người lao động tham gia ứng tuyển.

Giải quyết thành công 100% hồ sơ đúng hạn, trước hạn

Giải quyết thành công 100% hồ sơ đúng hạn, trước hạn

14 Jul, 03:37 PM

Kinhtedothi - Trong một tuần làm việc (từ ngày 8 - 14/7/2025), Trung tâm phục vụ hành chính công (PVHCC) phường Dĩ An (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận 2.559 hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), tỉ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn, trước hạn đạt 100%.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ