Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH có được tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động?
Kinhtedothi – Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu nếu vẫn làm việc và có hợp đồng lao động hợp pháp thì tiếp tục tham gia đóng BHXH bắt buộc.
Câu hỏi:
Tôi muốn hỏi chuyên gia về việc, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu có được tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hay không? Trường hợp người lao động không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động thì có được đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu không? - Chị Nguyễn Thị Hương, Công ty Goshi Thăng Long (Hà Nội).

Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH vẫn có cơ hội hưởng lương hưu. Ảnh minh họa
Trả lời:
Về vấn đề này, TS Nguyễn Huy Khoa – Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn trả lời như sau: trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu, theo quy định của Luật BHXH năm 2014 và sắp tới là Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 thì không giới hạn về độ tuổi trần khi tham gia đóng BHXH. Nếu người lao động vẫn làm việc và có hợp đồng lao động hợp pháp thì tiếp tục tham gia đóng BHXH bắt buộc.
Trường hợp người lao động không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động thì vẫn có thể tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 nêu rõ: người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Riêng đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng = 22% x mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 1 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.

Đóng bảo hiểm xã hội 22 năm được hưởng mức lương hưu bao nhiêu?
Kinhtedothi – Điều kiện để nhận lương hưu là đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu. Từ 1/7/2025, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, bảo lưu để hưởng lương hưu có được không?
Kinhtedothi – Để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ cần chốt sổ bảo hiểm xã hội và giữ sổ bảo hiểm xã hội là đã bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 20 năm được nghỉ hưu ở tuổi 55, 60
Kinhtedothi – Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 1/1/2021 và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.