Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, bảo lưu để hưởng lương hưu có được không?

Kinhtedothi – Để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ cần chốt sổ bảo hiểm xã hội và giữ sổ bảo hiểm xã hội là đã bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi:

Tôi đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, hiện nay không đóng nữa, muốn bảo lưu thời gian để sau này hưởng lương hưu. Xin cơ quan bảo hiểm xã hội cho biết, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có quy định mới về thời gian bảo lưu bảo hiểm xã hội thế nào?

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa giải quyết bảo hiểm xã hội một lần thì có thể bảo lưu. Ảnh minh họa.

Bảo hiểm xã hội Khu vực 1 trả lời:

Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa giải quyết bảo hiểm xã hội một lần thì có thể bảo lưu toàn bộ thời gian đó. Để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ cần chốt sổ bảo hiểm xã hội và giữ sổ bảo hiểm xã hội là đã bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Khi nào người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí (quy định về tuổi đời, số năm đóng bảo hiểm xã hội) thì giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.

Lưu ý, lao động nữ có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 45%. Do đó, người lao động muốn hưởng lương hưu cao thì đối với nữ đóng bảo hiểm xã hội 30 năm được hưởng mức tối đa 75%, nam đóng bảo hiểm xã hội 35 năm được hưởng mức tối đa 75%.

Đối với trường hợp người lao động làm việc linh hoạt và thường xuyên thay đổi công ty thì việc đóng bảo hiểm xã hội rất đơn giản. Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động ở đơn vị cũ thì sang DN mới khi có hợp đồng lao động sẽ tiếp tục cộng nối.

Hiện nay, tất cả quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ thể hiện trên VssID để người lao động theo dõi dễ dàng. Trường hợp người lao động có 2 hợp đồng lao động cùng một lúc thì chỉ tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị đầu tiên; tuy nhiên vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở cả 2 đơn vị.

Đối với lao động tự do thì sẽ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có phương thức đóng linh hoạt. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau: đóng hàng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần. Người lao động chọn một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định. Người lao động chọn một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
BHXH khu vực I kịp thời chi trả hơn 12.000 tỷ đồng lương hưu và trợ cấp

BHXH khu vực I kịp thời chi trả hơn 12.000 tỷ đồng lương hưu và trợ cấp

28 Apr, 09:18 AM

Kinhtedothi - Báo cáo kết quả triển khai thực hiện đồng bộ các mặt công tác chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) của BHXH khu vực I đến hết tháng 3/2025 cho thấy, toàn TP có 2.178.405 người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm 46,4% lực lượng lao động trong độ tuổi, đạt 94,67% Kế hoạch giao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ