70 năm giải phóng Thủ đô

Đức - Trung cam kết hợp tác cùng thắng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày (28 - 30/10) là lần thứ 8 bà Merkel tới Trung Quốc trên cương vị Thủ tướng đã khẳng định quan hệ kinh tế mật thiết và cùng thắng (win – win) giữa 2 nước.

Đức - Trung cam kết hợp tác cùng thắng - Ảnh 1
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang ở tình trạng phát triển sút kém, với tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,9% trong quý 3 năm nay, tốc độ chậm nhất từ năm 2009. Bên cạnh đó, sự mất giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) và những biến động bất ổn của thị trường chứng khoán trong những tháng gần đây đã làm nổi bật sự đi xuống của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vốn là 2 quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ, suy thoái kinh tế hiện nay của Trung Quốc đã làm Chính phủ Đức lo lắng. Trung Quốc là một trong 3 đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức. Sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã khiến kim ngạch thương mại giữa hai nước giảm 11,8%, theo cơ quan thống kê Eurostat của EU.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Trung Quốc đang ở giữa một chuyển đổi kinh tế, hoạch định chính sách để lấy lại cân bằng giữa một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và một thị trường phát triển tiêu dùng trong nước. Và mặc dù quá trình tái cơ cấu này có vẻ đang dẫn đến một sự suy giảm, nó cũng mang lại những cơ hội lớn đối với Đức - đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc. Shen Ling - một nhà kinh tế tại Đại học Khoa học và Công nghệ Đông Trung Quốc cho rằng, việc giảm khối lượng thương mại song phương chỉ là tạm thời. “Nhu cầu đối với hàng hóa công nghệ cao của Trung Quốc sẽ tăng lên trong những năm tới, và nền công nghệ Đức sẽ đáp ứng rất tốt nhu cầu này” - ông Shen nói.

Bên cạnh đó, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Anh một tuần trước và cam kết xác lập “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Trung - Anh càng khiến lãnh đạo Đức “sốt sắng” trong việc tái khẳng định mối quan hệ đối tác quan trọng.

Trước đó, Chính phủ Anh đã tỏ ra “nhanh chân” gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đầu tiên do Trung Quốc sáng lập. Điều này phần nào ảnh hưởng tới vị trí đối tác thương mại của Đức. Vì vậy, qua chuyến thăm này, nền kinh tế quyền lực nhất châu Âu mong muốn tái khẳng định quan hệ kinh tế mật thiết giữa Đức và Trung Quốc.