Dừng chi trả hơn 87.000 trường hợp vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa có việc làm
Kinhtedothi - Toàn hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) cả nước đã phát hiện 87.301 trường hợp lao động có việc làm vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN). Qua đó, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, tránh hậu quả phát sinh việc phải thu hồi số tiền 319 tỷ đồng.
Tham vấn ý kiến về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh cho biết, để chủ động phát hiện các trường hợp hưởng TCTN sai quy định, các cơ quan BHXH đã tập trung ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp kiểm soát đồng bộ.
Theo đó, hàng tháng khi chi trả, cơ quan BHXH đã rà soát, đối chiếu dữ liệu để phát hiện, dừng chi trả đối với những trường hợp “vừa hưởng TCTN vừa có việc làm và đóng BHXH bắt buộc” hoặc “vừa hưởng TCTN vừa hưởng lương hưu”. Đồng thời, cung cấp thông tin để Trung tâm Dịch vụ việc làm yêu cầu người lao động thực hiện các thủ tục chấm dứt hưởng theo quy định.

Phát hiện, dừng chi trả hơn 87.000 trường hợp vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa có việc làm. Ảnh minh họa
Qua đó, giai đoạn 2020 - 2024, toàn hệ thống BHXH Việt Nam đã phát hiện và kịp thời dừng chi trả đối với 87.301 trường hợp vừa hưởng TCTN vừa có việc làm và đóng BHXH bắt buộc, giúp tránh phát sinh thu hồi số tiền 319 tỷ đồng. Mặt khác, BHXH Việt Nam dừng chi trả với 5.207 trường hợp vừa hưởng TCTN vừa hưởng lương hưu, tránh giúp tránh phát sinh thu hồi 24 tỷ đồng.
Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh cho hay, triển khai các quy định của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo chức năng, nhiệm vụ được giao, từ năm 2015 đến nay, toàn hệ thống BHXH cả nước đã tích cực, chủ động trong công tác thu và thực hiện chính sách.
Qua đó, đến năm 2024 độ bao phủ BHTN đã đạt 14,79 triệu người (tăng 4,48 triệu người so với năm 2015 là 10,31 triệu người), tổng số tiền BHTN 2015 - 2024 đạt gần 167.091 tỷ đồng.
Đặc biệt, việc tiếp nhận quyết định và chi trả các chế độ BHTN được thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin với cơ sở dữ liệu thu, chi trả các chế độ BHTN được liên thông toàn quốc từ cuối năm 2017 đã giúp việc chi trả kịp thời, chính xác, hạn chế phát sinh các trường hợp hưởng sai quy định.
Trong đó, số người hưởng TCTN được chi trả giai đoạn 2015 - 2024 lên đến 8,05 triệu người, tổng số tiền đã chi trả khoảng 132.375 tỷ đồng (trong đó có trên 98% số người hưởng được chi trả qua tài khoản cá nhân).
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, số chi các chế độ BHTN đã gần tiệm cận với số thu BHTN trong năm. Đơn cử như năm 2023, số thu BHTN là 23.000 tỷ đồng, số chi các chế độ là 22.995 tỷ đồng.
Năm 2024, số thu BHTN là 25.678 tỷ đồng, số chi các chế độ là 23.054 tỷ đồng. Trong khi, hiện nay chi chủ yếu cho chế độ TCTN (chiếm trên 95% tổng chi các chế độ BHTN trong năm), chi hỗ trợ học nghề chỉ chiếm 0,3% tổng chi các chế độ trong năm.

Có thể nâng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 18 hoặc 24 tháng
Kinhtedothi– Theo chuyên gia bảo hiểm xã hội, có thể nghiên cứu nâng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 18 hoặc 24 tháng nhưng phải gắn với điều kiện về tuổi đời. Đồng thời, có thể nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động đang nuôi con lên 70%, thay vì 60% như hiện nay.

Thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
Kinhtedothi - Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo 2 hình thức.

Quy định mới về hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tháng 4/2025
Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/4/2025; trong đó quy định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.