"Được vạ, má sưng"

Chia sẻ Zalo

KTĐT - "Lợi nhuận từ người xin việc mang về cho trung tâm mỗi tháng đủ nuôi vài chục người thất nghiệp trong vài tháng", từ lời rỉ tai của một tay thanh niên quen trong một buổi gặp mặt ở nhà một người bạn, tôi quyết định thử làm người đi xin việc để tìm hiểu thực hư sự việc.

KTĐT - "Lợi nhuận từ người xin việc mang về cho trung tâm mỗi tháng đủ nuôi vài chục người thất nghiệp trong vài tháng", từ lời rỉ tai của một tay thanh niên quen trong một buổi gặp mặt ở nhà một người bạn, tôi quyết định thử làm người đi xin việc để tìm hiểu thực hư sự việc.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian gần đây hàng loạt trung tâm giới thiệu việc làm đã mọc lên "như nấm sau mưa". Sự ra đời của các trung tâm này đã một phần giải quyết công ăn việc làm cho những người thiếu việc làm. Thế nhưng theo thực tế tìm hiểu của Đời sống & Pháp luật, có không ít trung tâm "ma" được những đối tượng bất lương dựng lên để lừa tiền người kiếm việc, thu phí dịch vụ rồi "đem con bỏ chợ".

Siêu lợi nhuận

 
"Lợi nhuận từ người xin việc mang về cho trung tâm mỗi tháng đủ nuôi vài chục người thất nghiệp trong vài tháng", từ lời rỉ tai của một tay thanh niên quen trong một buổi gặp mặt ở nhà một người bạn, tôi quyết định thử làm người đi xin việc để tìm hiểu thực hư sự việc.

Theo lời quảng cáo: "Bạn là sinh viên, người nội trợ, cán bộ về hưu cần thu nhập. Hãy đến với chúng tôi, không cần kinh nghiệm, một ngày chỉ làm từ 1 đến 2 tiếng với mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng", tôi tìm đến một trung tâm giới thiệu việc làm trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) với suy nghĩ: "Nếu sự thật như lời quảng cáo thì ngay cả người đang có việc làm ổn định cũng muốn bỏ việc để đến làm ở đây, chứ đừng nói là người đang thất nghiệp".

9h30 sáng, tại căn phòng rộng chừng 20m2 đã có hàng chục người "nhanh chân" đến trước tôi. Hơn một giờ có mặt tại đây, tôi nhẩm tính số tiền mà công ty này thu được không dưới năm triệu đồng: người nào đóng ít nhất 70 ngàn, có người còn đóng tới 200 ngàn, công việc càng "ngon" thì phí dịch vụ càng cao.

Đến lượt tôi, cô nhân viên tư vấn: "Cứ đóng lệ phí xong là anh có việc làm liền". Công việc mà tôi được giới thiệu là giữ xe cho một quán nhậu ở khu công nghiệp Tân Bình với mức lương 2,4 triệu đồng (đã bao ăn). Đổi lại, tôi phải đóng phí dịch vụ 150 ngàn đồng.

Đóng tiền xong, thay vì được người của trung tâm đưa đi, tôi được cô nhân viên đưa cho một số điện thoại di động kèm lời dặn: "Đây là số của người tuyển dụng, anh cứ gọi điện họ sẽ nhận anh vào làm". Gọi điện theo số máy này, người bắt máy là giọng đàn ông, sau vài câu hỏi chiếu lệ liền hướng dẫn "Em cứ đến trước cổng khu công nghiệp Tân Bình sẽ có người ra đón".

Đến cổng khu công nghiệp, tôi gọi điện theo số cũ, thì giọng một người khác bắt máy, hỏi tôi tả sơ hình dạng, áo quần rồi dặn tôi đúng chờ. 15 phút sau đó, một thanh niên mặc chiếc áo trắng ngả màu cháu lòng chạy chiếc xe Dream Trung Quốc tới hỏi "Anh có phải tên H, đang đi xin việc không?". Gã bảo lên xe, chở tôi đi lòng vòng trong khu công nghiệp một lúc rồi dừng xe trước một quán nhậu trên đường Lê Trọng Tấn. Đá chân chống xe, gã cụt lủn: "Đến rồi. Anh cho xin 50 ngàn tiền xe"

Nghe gã nói, tôi đớ người hỏi lại. "Vậy không phải anh là chủ quán hả?". "Nhìn tôi như vậy mà chủ quán gì cha nội, tôi chỉ là người chuyên đưa đón của trung tâm giới thiệu việc làm thôi", gã trả lời.

Móc tiền ra trả, tôi ngao ngán vào quán hỏi ông chủ. Tiếp tôi là một thanh niên to béo, ở trần mặc quần đùi. "Theo thoả thuận với công ty giới thiệu việc làm thì lương của em là 2,4 triệu, nhưng anh nhận đủ người rồi nên nếu em vào làm thì mức lương chỉ 1,2 triệu thôi".

Tôi vặc lại: "Tuyển đủ người sao anh không thông báo với công ty, để họ khỏi giới thiệu em lên đây?". Ngay lập tức gã đổi giọng: "Mày đừng cà chớn. Sao biết tao không báo, chuyện họ giới thiệu mày đi đâu làm sao tao biết". Biết mình bị lừa, tôi ngậm ngùi bỏ đi.

"Được vạ, má sưng"

Địa chỉ tiếp theo tôi tìm đến là một trung tâm đóng tại quận Tân Bình. Phải chờ cả tiếng, tôi mới được các nhân viên tư vấn để mắt đến bởi có rất nhiều người đến xin việc. Sau khi nói rõ công việc mình muốn tìm, và được cô nhân viên tư vấn một hồi, cuối cùng công việc tôi được giới thiệu đến làm tiếp tân cho một nhà hàng trên đường Trần Kế Xương (Quận 3). Rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi chắc ăn hỏi lại trước khi đóng 80 ngàn đồng lệ phí. Cô nhân viên tư vấn hứa: "Nếu đến đó mà không được, về đây em giới thiệu cho anh việc khác. Đến lần thứ 5 nếu anh vẫn không ưng thì phải chịu mất phí".

Tin chắc sẽ được nhận vào làm, nếu không thì cũng được hoàn lại tiền nên tôi đóng tiền không chần chừ. Cầm tờ giấy giới thiệu có đóng mộc đỏ chót của công ty, tôi tìm đến nơi thì người phỏng vấn cho biết họ đã tuyển đủ người rồi. Quay trở lại trung tâm, cô nhân viên giới thiệu tôi đến một công ty chuyên sản xuất đồ nhựa. Lần này tôi "gài": "Anh không mang hồ sơ theo, công ty lớn như vậy sợ họ không nhận" nhưng cô nhân viên vẫn khẳng định: "Anh cứ đến đi, tụi em "quan hệ tốt" với công ty này". Đúng như dự đoán, tôi không qua khỏi vòng... bảo vệ công ty vì người gác cổng cho biết: "Từ sáng tới giờ có 5 người như anh tới đây rồi". Anh bảo vệ nhìn tôi vẻ thông cảm: "Đọc báo thấy công ty tôi cần tuyển công nhân nên có lẽ trung tâm đó "té nước theo mưa" lừa người đi xin việc. Anh biết là ai đi xin việc cũng phải có hồ sơ, xác nhận mà".

Quay lại trung tâm với sự bực bội vì bị đem con bỏ chợ nhưng cô nhân viên vẫn tỉnh bơ định... tiếp tục giới thiệu việc khác. Tôi không đồng ý, yêu cầu được hoàn tiền như đã hứa thì bị từ chối vì "chưa đi đủ 5 công ty". Sau một hồi đôi co, nhân viên ở đây bảo tôi để số điện thoại lại và sẽ "thông báo sau" nhưng cả tuần sau đó vẫn chưa thấy ai gọi lại.

Mang vấn đề này trao đổi với ông Trần Vũ Bình, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động Quận 1 (Tp HCM), ông Bình cho biết tổ chức công đoàn có biết những sự việc dạng như vậy nhưng chưa nhận được bất kỳ đơn khiếu nại nào của người lao động nên không có căn cứ để can thiệp, đề nghị cơ quan chức năng xử lý những trung tâm giới thiệu việc làm lừa đảo.

Cũng theo ông Bình, một số trung tâm giới thiệu việc làm không chỉ lừa tiền người lao động mà còn có những đối tượng cò mồi, kích động, dụ dỗ người lao động đình công để chúng... thương lượng với chủ doanh nghiệp rồi "ăn tiền 2 mang" của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Ông Bình nói: "Tuy nhiên, nói cho cùng thì lý do để những trung tâm môi giới, cò mồi lao động có "đất sống" là do sự kém hiểu biết của người đi tìm việc. Hơn thế, khi bị lừa họ không làm đơn khiếu nại gởi đến cơ quan chức năng nhờ can thiệp nên tình trạng này vẫn tồn tại một số năm gần đây".