ECB sẽ không thể nới lỏng chính sách tiền tệ thêm nữa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đứng trước mối đe dọa giảm phát, khi tỷ lệ lạm phát trong tháng Sáu vẫn ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ không thể nới lỏng chính sách tiền tệ thêm nữa tại cuộc họp trong tuần này.

 
Chủ tịch ECB Mario Draghi. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chủ tịch ECB Mario Draghi. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat)vừa công bố, tỷ lệ lạm phát trong tháng Sáu tại 18 quốc gia Eurozone được duy trì ở mức 0,5% như tháng Năm. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp tỷ lệ lạm phát ở khu vực này duy trì ở mức mà Chủ tịch ECB Mario Draghi gọi là "vùng nguy hiểm," tức là dưới 1%.

Nhà kinh tế kỳ cựu của Capital Economics, Jennifer McKeown, cho rằng lạm phát thấp đang gây thêm sức ép buộc ECB phải có sự hỗ trợ nhiều hơn về mặt chính sách, nhất là khi có những dấu hiệu gần đây cho thấy đà phục hồi kinh tế đã chậm lại.

Tuy nhiên, bà cho rằng ECB cuối cùng có thể phải thực hiện chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn (tức mua trái phiếu), bơm tiền vào hệ thống tài chính để kéo giá cả lên.

Trước mối lo ngại về giảm phát, tại cuộc họp tháng Sáu, ECB đã phải hạ lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại xuống mức âm 0,1% để đảo ngược dòng vốn vay về phía các doanh nghiệp và người tiêu dùng và cũng hạ lãi suất tái cấp vốn xuống 0,15%, cam kết về các khoản vay dài hạn để khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn.

Tuy nhiên, các biện pháp này sẽ cần có thời gian để phát huy tác dụng. Các nhà chức trách đang theo dõi sát tình hình với hy vọng lạm phát sẽ tiến đến mục tiêu 2% mà ECB đề ra.

Theo số liệu cũng được ECB công bố trong ngày 30/6, lượng tiền cho vay dành cho khu vực tư nhân ở Eurozone, một căn cứ để đánh giá về tình hình nền kinh tế, đã giảm nhanh hơn (khoảng 2%) trong tháng Năm, sau khi giảm 1,8% trong tháng Tư. Những con số này làm giảm bớt hy vọng về sự phục hồi nhu cầu tín dụng ở Eurozone.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần