EFEO và dấu ấn một thế kỷ tại Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ ngày 3 – 6/12, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam một chùm sự kiện đặc biệt đánh dấu một thế kỷ nghiên cứu tại Việt Nam của Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO) sẽ được tổ chức.

Theo đó, ngày 3/12 sẽ diễn ra Triển lãm "Đa dạng Việt Nam – Các tác phẩm nhiếp ảnh của Viện Viễn đông Bác cổ" tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Pháp – l’Espace về văn hóa và lịch sử của Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu của EFEO. 
 
Hà Nội lụt năm 1926
Hà Nội lụt năm 1926
Hội thảo quốc tế với chủ đề "EFEO và khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam" tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày 5 – 6/12 với sự hiện diện của các học giả, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và Pháp. Các bài tham luận sẽ tập trung bàn về vai trò của EFEO trong việc thành lập và phát triển nền nghiên cứu của Việt Nam, về việc hình thành, đào tạo cán bộ khoa học quốc gia và trí thức Việt Nam và các hoạt động bảo tồn-phát huy di sản vật thể và phi vật thể. 

Bên lề hội thảo quốc tế này sẽ là buổi ra mắt, giới thiệu cuốn sách song ngữ về Một thế kỷ nghiên cứu của EFEO tại Việt Nam. Ngoài ra, Ban tổ chức còn có hai buổi chiếu phim tài liệu "Angkor, cuộc phiêu lưu của Baphuon" tại  Trung tâm Văn hóa Pháp l’Espace về việc trùng tu ngôi đền lớn thứ 2 của quần thể Angkor này. Tiếp sau buổi chiếu phim là trao đổi thảo luận với đạo diễn phim tài liệu Didier Fassio. Đặc biệt, triển lãm "EFEO – tư liệu và thực địa tại Việt Nam" sẽ diễn ra trong suốt tháng 12 tại trường ĐH KHXH&NV.

 
Trùng tu hiện vật bảo tàng Chăm Đà Nẵng
Trùng tu hiện vật bảo tàng Chăm Đà Nẵng
Các hoạt động hội thảo, triển lãm, ra mắt sách... được tổ chức nhằm đưa công chúng đến gần hơn với khẳng định sự đa dạng trong các hoạt động của EFEO từ ngày thành lập vào năm 1900 tại Sài Gòn và trong các chương trình hợp tác khoa học rất phát triển kể từ khi Viện mở cửa trở lại tại Hà Nội vào năm 1993. 

 
Victor Goloubew Bãi đá cổ Sapa 1924
Victor Goloubew Bãi đá cổ Sapa 1924
Hơn một thế kỷ có mặt tại Việt Nam, EFEO đã góp phần quan trọng trong phát triển khoa học xã hội của Việt Nam thông qua các công trình nghiên cứu về lịch sử, triết học, dân tộc học và nhân chủng học, khảo cổ học và triển khai nhiều công trình trùng tu di sản nghệ thuật và khảo cổ. Hiện có mặt tại 12 quốc gia, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Viện Viễn đông Bác cổ đã trở thành một địa chỉ uy tín cho công tác nghiên cứu đa ngành về xã hội và văn minh châu Á.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần