11 nước trên gồm Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Slovenia, Italy, Tây Ban Nha và Estonia được phép áp dụng loại thuế trên dựa trên quy định "tăng cường hợp tác" mà theo đó, tối thiểu là chín nước có quyền hợp tác với nhau mà không cần phải có sự tham gia của số còn lại trong tổng số 27 nước thành viên khi không đạt được sự nhất trí chung.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Reuters)
11 nước này còn phải chờ Ủy ban châu Âu soạn thảo luật về FTT và mức FTT tối thiểu dự kiến là 0,1% có thể được áp dụng cho các giao dịch đối với tất cả các công cụ tài chính, ngoại trừ mức đối với giao dịch các sản phẩm phái sinh là 0,01%.
FTT được đưa ra nhằm kiểm soát thị trường, tránh để tái diễn cuộc khủng hoảng như năm 2008, song trước đó đã vấp phải sự phản đối của Anh xuất phát từ lo ngại về tương lai của trung tâm tài chính London.
Thứ trưởng Tài chính Pháp Benoit Hamon đã coi việc cho phép áp dụng loại thuế này như một bước quan trọng để bắt đầu xây dựng lại thế giới hậu Lehman brothers, ngân hàng đầu tư của Mỹ đã sụp đổ năm 2008.