Liên minh châu Âu (EU) cam kết hỗ trợ 1 tỷ euro (1,15 tỷ USD) cho người dân Afghanistan và Nhóm 20 quốc gia đã cam kết tăng tốc viện trong một hội nghị trực tuyến hôm 12/10, do lo ngại tình hình nhân đạo và tài chính tại quốc gia này sẽ trở nên thảm khốc trong mùa đông.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo G-20 nhấn mạnh lại yêu cầu chính phủ Taliban cho phép tiếp cận nhân đạo trên khắp Afghanistan, giữ cho sân bay Kabul và biên giới của đất nước được mở và đảm bảo an ninh cho Liên Hợp quốc, các nhân viên nhân đạo và ngoại giao. Họ cũng lặp lại những yêu cầu trước đây rằng quyền của phụ nữ phải được tôn trọng.
Đại diện EU nhấn mạnh, khoản viện trợ của EU giúp "hỗ trợ trực tiếp" cho người Afghanistan và sẽ được chuyển đến cáci đây, thay vì giao cho chính quyền lâm thời của Taliban mà EU chưa công nhận. |
"Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự sụp đổ nghiêm trọng về nhân đạo và kinh tế - xã hội tại Afghanistan. Chúng ta cần hành động nhanh chóng", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức trực tuyến hôm 12/10, do Italy chủ trì để thảo luận về tình hình Afghanistan.
Khoản tiền này dự kiến nhằm thúc đẩy chi tiêu trong lĩnh vực y tế ở Afghanistan. Tại các nước láng giềng, ngân sách sẽ giúp quản lý di cư và thúc đẩy hợp tác chống khủng bố, tội phạm và buôn lậu người di cư.
Bà von der Leyen nhấn mạnh, khoản viện trợ của EU giúp "hỗ trợ trực tiếp" cho người Afghanistan và sẽ được chuyển đến các tổ chức quốc tế hoạt động tại đây, thay vì giao cho chính quyền lâm thời của Taliban mà EU chưa công nhận. Đây là viện trợ nhân đạo, khác với nguồn viện trợ phát triển dành cho Afghanistan mà EU vẫn đang tạm ngừng.
Giới quan sát nhận định, EU muốn khoản viện trợ sẽ giúp ổn định Afghanistan, cũng như hỗ trợ các quốc gia nằm giữa nước này với khu vực châu Âu, nhằm ngăn chặn dòng người di cư.
Taliban hôm 12/10 tổ chức cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên với phái đoàn Mỹ - EU tại Doha, Qatar, trong nỗ lực tìm kiếm sự công nhận từ cộng đồng quốc tế và tránh thảm họa nhân đạo tại Afghanistan. Tuy nhiên, phát ngôn viên EU Nabila Massrali cho biết đây chỉ là "cuộc trao đổi không chính thức ở cấp độ kỹ thuật", không phải động thái công nhận chính quyền lâm thời của Taliban.