FAO: Không làm trầm trọng tình hình lương thực

Chia sẻ Zalo

KTĐT - FAO kêu gọi các nước không thực hiện các chính sách có thể làm trầm trọng hơn hiện trạng thị trường lương thực toàn cầu.

KTĐT - FAO kêu gọi các nước không thực hiện các chính sách có thể làm trầm trọng hơn hiện trạng thị trường lương thực toàn cầu.

Ngày 8/3, phản ứng trước tình trạng giá lương thực tăng cao đe dọa thị trường lương thực toàn cầu, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) khẳng định cộng đồng thế giới hoàn toàn có thể siết chặt cân bằng cung cầu về lương thực toàn cầu trong tài khóa 2010-2011.

FAO kêu gọi các nước không thực hiện các chính sách có thể làm trầm trọng hơn hiện trạng thị trường lương thực toàn cầu.

FAO đã cùng với các đối tác như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình dương (UNESCAP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản… tổ chức các cuộc hội thảo ở các châu lục nhằm trao đổi kinh nghiệm xử lý cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008.

Hoạt động này giúp các nước có các lựa chọn và hành động chính sách thích hợp trước tình hình giá lương thực leo thang liên tục suốt 8 tháng qua.

FAO nhấn mạnh “Định hướng chính sách và hành động quốc gia xử lý giá lương thực tăng cao” vừa được công bố sẽ giúp các nước có các lựa chọn và hành động chính sách thích hợp, tập trung làm dịu tác động của giá lương thực tăng cao đối với người nghèo, đồng thời tăng đầu tư phát triển nông nghiệp, kiềm chế các biện pháp như cấm xuất khẩu lương thực…

Các cuộc hội thảo về hiện trạng lương thực toàn cầu sẽ được tổ chức từ tháng Ba đến tháng Sáu tới nhằm nâng cao nhận thức về lựa chọn chính sách và hoạch định các hành động chính sách ở cấp quốc gia trước hiện trạng lương thực toàn cầu, đồng thời hỗ trợ các nước xác định các biện pháp giám sát, cập nhật và chia sẻ thông tin về biến động giá, biện pháp chính sách và kết quả./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần