Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

FPT và câu chuyện mang tên “Khát vọng"

Kinhtedothi - Năm 2022, ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đạt doanh thu khoảng 9 tỷ USD, trong đó doanh thu xuất khẩu phần mềm trên 3,7 tỷ USD. Hiện nay, tổng số nhân lực toàn ngành CNTT Việt Nam khoảng 300.000 người.

Hiện nay, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) có gần 400 doanh nghiệp hội viên, đại diện cho 65% nhân lực và 70% doanh thu toàn ngành, với những tên tuổi có vị thế không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế như: FPT, CMC, MISA, VNG, TMA, Viettel, VNPT, KMS… Vinasa đang đóng vai trò làm bệ đỡ cho ngành kinh tế còn mới mẻ này của Việt Nam phát tiển.

Top 5 sản xuất phần mềm và dịch vụ CNTT

Năm 2002 - thời điểm thành lập Vinasa - cường quốc công nghiệp phần mềm Ấn Độ có doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT gấp 200 lần Việt Nam. Sau 20 năm, khoảng cách ấy đã giảm hơn 10 lần. Việt Nam có thể tự hào đã dựng lên một ngành công nghiệp phần mềm có thứ hạng quốc tế cao, nằm trong top 5. Doanh thu ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã tăng 180 lần sau 2 thập kỷ, mang về nguồn thu khoảng 9 tỷ USD/năm. Những con số rất thuyết phục và tự hào.

Đầu năm 2023, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình công bố chiến lược phát triển FPT thành công ty hạnh phúc, xuất phát từ ý tưởng “Công nghệ giúp kiến tạo hạnh phúc quốc gia”. Ảnh TA.

Giám đốc Tài chính NTT Data Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Giao cho biết, Việt Nam đang là đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản - một trong ba thị trường có nhu cầu nhập khẩu dịch vụ CNTT lớn nhất thế giới. Đây là cơ hội cho ngành dịch vụ CNTT của chúng ta phát triển trong tương lai.

Để dễ hình dung, bà Ngọc Giao cung cấp số liệu năm 2022 vừa qua, ngành xuất khẩu phần mềm Ấn Độ đã mang về 200 tỷ USD cho đất nước họ, tương đương 50% GDP của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà đúng ngày 1/1/2023, FPT chính thức đón nhân viên thứ 60.000 - chị Watanable Hirona, nữ kỹ sư phần mềm người Nhật Bản, làm việc tại FPT Japan, chi nhánh Fukuoka.

Khát vọng FPT

Khi nói về sự kiện này, ông Đỗ Cao Bảo là một trong những thành viên sáng lập Tập đoàn FPT chia sẻ:Cách đây gần 35 năm, khi thành lập FPT chắc anh Trương Gia Bình dù có mơ mộng đến đâu cũng không mơ đến ngày FPT tạo ra 60.000 công ăn việc làm, còn mình thì làm thủ lĩnh của 60.000 người ở 26 quốc gia, 4 châu lục: Á châu, Âu châu, Bắc Mỹ, Mỹ Latin và Úc châu, trong đó có cả nghìn nhân viên người nước ngoài”.

Nhà đồng sáng lập FPT Đỗ Cao Bảo, khi đã bước sang tuổi 66 tự hào: “Bản thân tôi, khi thành lập FPT, khát vọng thay đổi cuộc sống và sự nghiệp của cá nhân mình bằng phần mềm xuất khẩu là khát vọng rõ rệt nhất, còn khát vọng đóng góp vào sự giàu mạnh của đất nước”.

Muốn tạo được thành tích như thế, ngay từ ngày đầu thành lập họ phải có khát vọng lớn, đó chính là khát vọng Việt Nam, vươn lên làm giàu chính đáng trên phạm vi toàn cầu, bằng chính trí tuệ Việt Nam.

Năm 2023, FPT Software dự kiến doanh thu xuất khẩu phần mềm đạt con số 1 tỷ USD. Ảnh FPT

Năm 2022, FPT Software đã đạt doanh thu 800 triệu USD và năm thứ 3 liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng 26%, một kỷ lục khó tin. Nếu như ở cấp độ tập đoàn, ngay ngày đầu năm 2023 Chủ tịch FPT Trương Gia Bình công bố chiến lược phát triển FPT thành công ty hạnh phúc xuất phát từ ý tưởng “Công nghệ giúp kiến tạo hạnh phúc quốc gia”.

Quan điểm của người đứng đầu ngành dịch vụ công nghệ Việt Nam: "Dân tộc nào đẩy mạnh công nghệ, người dân sẽ hạnh phúc" - ông Trương Gia Bình chia sẻ tại "Diễn đàn văn hoá hội tụ thành phố Hà Nội 2022" ngày 21/12/2022.

Trong đó, năm 2023 FPT Software dự kiến doanh thu xuất khẩu phần mềm đạt con số 1 tỷ USD. Con số này tương đương với 23.500 chiếc xe VinFast VF8 của Tập đoàn Vingroup bán ở Mỹ (với giá 42.500 USD một xe). Theo PGS.TS Lê Trọng Vĩnh (Đại học Quốc gia Hà Nội): “Đây thực sự là tin vui và là một con số cực kỳ ấn tượng bởi, giá trị gia tăng của dịch vụ phần mềm xuất khẩu rất cao, lên đến 80 - 85%, cao gấp gần 4 lần giá trị gia tăng của nhóm hàng sản xuất hàng công nghiệp khác như quần áo, giày dép máy móc, phụ tùng”. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu FPT Software hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD sẽ tương đương với các ngành khác xuất khẩu 4 - 5 tỷ USD.

Điều đáng nói là kinh doanh dịch vụ phần mềm vừa có giá trị gia tăng cao lại bảo vệ môi trường. Làm dịch vụ phần mềm, không cần phải đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng dây truyền sản xuất, không phải nhập khẩu (mua) nguyên, vật liệu đầu vào, không tạo ra nước thải, khói. Nguồn lực lớn nhất, quý nhất của các công ty dịch vụ phần mềm chính là con người.

Chuyên viên BA Nguyễn Thị Thảo Chi của Công ty Port Cities Vietnam (quận 4 TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chi phí lớn nhất của dịch vụ phần mềm là chi phí nhân công (lương, thưởng, phúc lợi, bảo hiểm, đào tạo, văn phòng làm việc), chủ yếu chi cho con người và chi tại Việt Nam. Port Cities Vietnam là công ty dịch vụ phần mềm toàn cầu, họ chỉ cần các nhân sự giỏi và một chiếc máy tính cấu hình cao có bản quyền phần mềm, thế là quá đủ”.

Hà Nội, điểm đến của các công ty công nghệ

Tại Việt Nam, ngoài FPT đang khẳng định vị thế số 1 còn còn có hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp phần mềm khác. Với tố chất thông minh, chịu khó, họ đã và đang tạo ra một ngành kinh tế có quy mô và ý nghĩa kinh tế, xã hội không hề nhỏ hiện tại cũng như tương lai.

Ngày càng nhiều công ty nước ngoài tìm đến và đóng trụ sở ở Việt Nam, tham gia chuỗi sản xuất phần mềm và dịch vụ CNTT. Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chính là các thành phố được nhiều công ty, tập đoàn phần mềm khu vực và trên thế giới chọn đến.

Với nhiều ưu đãi dành cho phát triển CNTT, Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) đã thu hút được gần 100 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 94.760 tỷ đồng trên tổng diện tích 376ha. Trong đó có 86 dự án trong nước và 14 dự án đầu tư nước ngoài.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Ảnh Bộ Khoa học và Công nghệ

Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang chuyển mình để trở thành một Khu công nghệ cao thông minh, phát triển hệ sinh thái toàn diện với tư duy mở về đổi mới sáng tạo. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng “Đề án phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo hướng phù hợp Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030, hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các dự án đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc giúp hình thành hệ sinh thái ban đầu cho các lĩnh vực công nghệ, như: Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ y tế; Công nghệ cơ khí chính xác; Công nghệ tự động hóa... Nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các tập đoàn kinh tế lớn cũng như của những viện nghiên cứu, trường đại học đã đi vào hoạt động.

Là người đã và đang sử dụng rất nhiều phần mềm do người Việt Nam sản xuất, đại tá - PG.TS y khoa Nguyễn Kim Lưu (nguyên Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103) cho biết: “Việt Nam hiện đã có nhiều phần mềm phục vụ đắc lực cho việc khám và điều trị tại các bệnh viện Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài sẽ góp phần khẳng định trí tuệ Việt Nam, thu ngoại tệ về cho đất nước, góp phần vào cán cân thanh toán quốc gia, ổn định tiền tệ quốc gia”.

FPT chia sẻ giá trị AI cho doanh nghiệp tại AI4VN 2022

FPT chia sẻ giá trị AI cho doanh nghiệp tại AI4VN 2022

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sunhouse tận dụng cơ hội đưa gia dụng Việt mở rộng thị phần quốc tế

Sunhouse tận dụng cơ hội đưa gia dụng Việt mở rộng thị phần quốc tế

07 May, 01:17 PM

Kinhtedothi - Sở hữu công nghệ lõi, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và năng lực sản xuất quy mô lớn chuẩn quốc tế, Sunhouse đã gây ấn tượng mạnh trước hàng nghìn nhà sản xuất và cung ứng đến từ 210 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Triển lãm Canton Fair 2025 - Hội chợ thương mại, xuất nhập khẩu lớn nhất châu Á.

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

06 May, 11:37 AM

Kinhtedothi - Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục Tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức. Đây là thành quả cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số.

Lãi suất chỉ 5,8%/năm, “thời điểm vàng” mua nhà năm 2025 người trẻ không thể bỏ lỡ

Lãi suất chỉ 5,8%/năm, “thời điểm vàng” mua nhà năm 2025 người trẻ không thể bỏ lỡ

30 Apr, 12:34 PM

Kinhtedothi - Giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của một bộ phận lớn người trẻ sẽ sớm được hiện thực hóa khi các ngân hàng đồng loạt triển khai chương trình vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn. Gói vay “Chắp cánh giấc mơ an cư” của SeABank được thiết kế giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ngôi nhà đầu tiên, ổn định cuộc sống và vững bước tương lai với lãi suất chỉ từ 5,8%/năm, thời gian vay tới 55 năm và ân hạn trả nợ gốc 5 năm.

VietinBank eFAST X-Mate – “Trợ lý số” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

VietinBank eFAST X-Mate – “Trợ lý số” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

28 Apr, 02:59 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ