Với việc Đề án Chuyển đổi số quốc gia đang được xây dựng và sẽ ra mắt ngay trong năm 2019, Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm đưa Việt Nam thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số, từ đó hình thành nền kinh số giúp đất nước nâng tầm trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. Đón đầu cơ hội này, nhiều DN công nghệ, viễn thông... trong nước đã bắt đầu chuyển đổi dần từ hoạt động kinh doanh thuần túy như trước đây sang mô hình cung cấp dịch vụ số.
Chuyển dịch dần sang dịch vụ số
Một trong số những DN đi đầu trong quá trình trên là FPT - tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rõ qua động thái chọn "Tiên phong chuyển đổi số" làm chủ đề cho Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 vừa diễn ra. Theo đó, bắt đầu từ năm 2019, FPT sẽ chuyển dịch từ Công ty cung cấp dịch vụ CNTT thành Tập đoàn cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện. Đi kèm với đó là mục tiêu sau 10 năm tới là lọt TOP 50 các công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn cầu.
|
Khách hàng tham khảo sản phẩm công nghệ 4.0 của FPT tại triển lãm hàng công nghiệp diễn ra ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng |
Nói về sự thay đổi mang tính bước ngoặt của FPT, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trương Gia Bình cho rằng điều này là bắt buộc. Chuyển đổi số đang là xu hướng mới trên thị trường, cả ở trong và ngoài nước, DN buộc phải thực hiện nếu không muốn bị tuột lại phía sau. Thị trường này còn mới nên rất giàu tiềm năng, người đi đầu sẽ có cơ hội rất lớn.
Với 20 năm phát triển cùng tăng trưởng cao của của FPT, Việt Nam đã được ghi nhận trên bản đồ gia công phần mềm thế giới. Nhưng với chuyển đổi số, FPT sẽ như con cá chép vượt vũ môn để hóa rồng, ông Trương Gia Bình khẳng định.
Được biết, 2018 cũng là năm đánh dấu thành công của FPT với dấu ấn của quá trình chuyển đổi số khi khối công nghệ chỉ với 35.000 nhân viên nhưng đã mang lại lợi nhuận hơn 1.400 tỷ đồng, tăng trưởng đến 44%. Với việc hệ thống bán hàng được chuyển đổi sang mô hình trực tuyến, có áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây cùng tự động hóa bằng robot (RPA) đã giúp giảm chi phí vận hành 40%, giảm thời gian hồi đáp 80% và hoạt động ở mức 24/7 mọi lúc, mọi nơi.
"Trong quá trình chuyển đổi, các DN thực hiện những công việc giống nhau, như cùng dùng trí tuệ nhân tạo, cùng ứng dụng robot... nhưng cách làm, con đường cụ thể của từng công ty tư vấn sẽ khác nhau và FPT tin tưởng có thể giới thiệu con đường tốt nhất." - Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT Trương Gia Bình |
Ngay trong năm 2019, FPT sẽ hoàn tất quá trình chuyển đổi số trong chính nội bộ DN mình. Cụ thể, năng suất lao động cũng như tốc độ tăng trưởng sẽ được nâng cao thông qua đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo cùng việc áp dụng các công nghệ 4.0 như AI, RPA hay Dữ liệu lớn (Big data)... vào các hoạt động của tập đoàn. Quá trình này sẽ giúp FPT trở thành một số ít DN đầu tiên trên thế giới vận hành dựa trên dữ liệu gần thời gian thực.
FPT cũng chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi số cho Việt Nam khi tích cực thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số cùng nền kinh tế số. Hoàn thiện, nghiên cứu các công nghệ mới cũng như nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn chiến lược về chuyển đổi số nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của DN và thị trường trong và ngoài nước.
Trong quá trình chuyển đổi, các DN thực hiện những công việc giống nhau, như cùng dùng trí tuệ nhân tạo, cùng ứng dụng robot... nhưng cách làm, con đường cụ thể của từng công ty tư vấn sẽ khác nhau và FPT tin tưởng có thể giới thiệu con đường tốt nhất, ông Trương Gia Bình nói.
Tiên phong với AI
Theo ông Trương Gia Bình, quá trình chuyển đổi số không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn bộ thế giới sẽ không thể thiếu vai trò của AI, do đó FPT sẽ lấy trí tuệ nhận tạo làm mũi nhọn cho hoạt động dẫn dắt chuyển đổi số mà tập đoàn tham gia. AI là điểm then chốt nhất của quá trình chuyển đổi số và Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này.
Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ cao, lại có truyền thống về toán học mà AI chính là một phiên bản của bộ môn này. Theo thống kê không chính thức thế giới có khoảng 22.000 chuyên gia về dữ liệu, trong đó, cấp cao có 5.000 người và Việt Nam chiếm gần 1/10 trong số đó. Nếu khai thác được những lợi thế này, Việt Nam có thể tiến nhanh và mạnh trên nền kinh tế số, Chủ tịch FPT phân tích.
Trong quá trình chuyển đổi, các DN thực hiện những công việc giống nhau, như cùng dùng trí tuệ nhân tạo, cùng ứng dụng robot... nhưng cách làm, con đường cụ thể của từng công ty tư vấn sẽ khác nhau và FPT tin tưởng có thể giới thiệu con đường tốt nhất, ông Trương Gia Bình nói.
Vào năm 2017, FPT đã lần đầu tiên trình làng nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI có thể cung cấp những giải pháp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, hỗ trợ DN khi có thể tự ra quyết định nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Chỉ hơn một năm sau, FPT.AI đã đạt được những con số ấn tượng với hơn 7,5 triệu yêu cầu, hơn 2.000 giờ giọng nói được các đối tác sử dụng và trên 1.000 ứng dụng chatbot được xây dựng trên nền tảng này.
Hiện, FPT cũng đang áp dụng AI vào các hoạt động kinh doanh của mình khi hơn 70% nhu cầu khách hàng của FPT Shop đang được đáp ứng bởi hệ thống chatbot với mức độ hài lòng của người mua được đánh giá là tương đương với các tư vấn viên. Hay hệ thống nhận diện thông tin qua giấy tờ tùy thân của FPT có thể biến một quy trình nhập liệu kéo dài vài phút thành một động tác quét điện thoại chỉ mất 0,5 giây với độ chính xác tới 95%.
Tuy nhiên, vẫn có rào cản lớn từ chính sách khiến AI không thể trở thành công cụ hữu hiệu để giúp Việt Nam đuổi kịp các quốc gia trên thế giới trong quá trình chuyển đổi số. AI phát triển được phải nhờ vào dữ liệu nhưng ở Việt Nam nguồn tài nguyên vô giá này nằm rất phân tán và rải rác ở các bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, ông Trương Gia Bình nói.
Chủ tịch FPT cũng băn khoăn, các dữ liệu về nhân khẩu học, giới tính, thói quen tiêu dùng, tính cách tuổi hay con người, thị hiếu… đều rất quý báu để phát triển AI. Chính phủ và bộ, ngành cần từ bỏ tình trạng "cát cứ" dữ liệu, để DN, nhà khoa học khai thác, sử dụng làm cơ sở cho phát triển, nghiên cứu tương lai.
Phải thừa nhận sự thay đổi, cái mới và thách thức để biến nó thành cơ hội, nguồn lực và giảm chi phí xã hội trong phát triển. Chính sách không nên được xem là khuôn khổ luật pháp cứng nhắc mà phải là bệ đỡ, phục vụ cho các ngành kinh tế mới, lĩnh vực kinh tế mới như kinh tế sẻ chia, kinh tế tri thức và hệ sinh thái AI, ông Trương Gia Bình khẳng định.
Lộ trình chuyển đổi số của Tập đoàn FPT Tháng 7/2018: Mua lại 90% cổ phần của Công ty Intellinet Consulting, một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ. Thương vụ này giúp FPT nâng tầm vị thế công nghệ, trở thành đối tác cung cấp các dịch vụ công nghệ tổng thể về chuyển đổi số cho các khách hàng quốc tế. Tháng 1/2019: Thành lập ban Chuyển đổi số nhằm thực hiện quá trình này cho chính Tập đoàn cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành tổ chức có năng lực tư vấn chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam. Cùng thời điểm này, Học viện số FPT được ra đời nhằm đào tạo và kết nối nhân lực cho chuyển đổi số. Trong năm 2019: Đặt mục tiêu hoàn thành quá trình chuyển đổi số trong chính tập đoàn, đưa FPT thành DN số vận hành trên dữ liệu gần thời gian thực (Near – Real time Data - Driven Enterprise) với các ứng dụng các công nghệ 4.0 như AI, Big Data, tự động tương tác trò chuyện (Chatbot)... Giai đoạn 2019 - 2021: Đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho thêm 30 khách hàng lớn trong danh sách Fortune Global 500 mỗi năm. Trong 10 năm tới: Đưa FPT lọt TOP 50 các công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn cầu. |