Nhiều cái lợi
Giám đốc Dự án, Văn phòng tư vấn chung, tuyến ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo Noboru Nagakawa cho rằng, ĐSĐT vô cùng quan trọng đối với bất cứ đô thị nào trên thế giới. Có ĐSĐT, người dân Hà Nội mới có thể tính đến chuyện hạn chế xe cá nhân, giảm UTGT và bảo vệ môi trường, nhất là tại vùng lõi đô thị. Tuyến ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo lại càng có ý nghĩa to lớn đối với Hà Nội. Bởi nó đi qua khu vực trung tâm TP, nơi có các khu phố cổ, điểm tham quan, di tích và thương mại sầm uất.
Một số tuyến ĐSĐT đi qua các khu vực trung tâm sầm uất và cả những di tích lịch sử, văn hoá tại Hồng Kông, Ấn Độ chỉ mất từ 3 - 4 năm để nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành. Chẳng nơi nào lại kéo dài đến hàng chục năm như ga C9 tại Hà Nội cả.Kỹ sư dân dụng, Liên doanh Huyndai E&C - Ghella Romano Mauro Ruggero |
Lấy ví dụ như tại cố đô Kyoto, Nhật Bản, ông Noboru Nagakawa cho hay, ngay bên dưới cung điện Hoàng đế có một tuyến ĐSĐT chạy qua. Hay như tại Thủ đô Tokyo, sát bên hào Kokyo Gaient bao quanh cung điện của Shogun - biểu tượng lịch sử của cả đất nước Nhật Bản, một tuyến ĐSĐT cũng đã được thi công, hoàn thành chỉ trong khoảng 4 năm. Ông Nakagawa nhấn mạnh: “Ở Nhật Bản, chúng tôi phát triển ĐSĐT theo định hướng càng gần với các điểm có di tích, di sản càng tốt. Bởi nó sẽ giúp đưa thêm nhiều người dân, khách du lịch đến với những nơi này, góp phần nâng cao giá trị của di sản cũng như thúc đẩy thương mại, du lịch phát triển”.
Tương tự, kỹ sư Địa kỹ thuật, Tập đoàn Systra, David Chevallier chia sẻ, nước Pháp đã bắt đầu xây dựng ĐSĐT từ năm 1890 với những kỹ thuật rất thô sơ. Ngay từ thời điểm đó, ĐSĐT đã được ưu tiên xây dựng đi qua trung tâm Thủ đô Paris. Các tuyến này đi ngầm ngay bên dưới nhiều công trình văn hoá, kiến trúc, lịch sử có giá trị bậc nhất của nước Pháp như Nhà thờ Đức Bà; Bảo tàng Louvre... “ĐSĐT là một trong những phương tiện tin cậy và hữu ích nhất đối với người dân Pháp, Paris cũng như khách du lịch. Nó giúp đưa nhiều người đến hơn, quảng bá hình ảnh của các di sản ra khắp thế giới và tất nhiên có vai trò tích cực trong sự phát triển phồn vinh của TP”. Kỹ sư David Chevallier còn cho hay, khi xây dựng các tuyến ĐSĐT, chính quyền TP Paris đã nhận được sự ủng hộ lớn lao của người dân, mà trong đó, những người ủng hộ mạnh mẽ nhất là dân cư tại khu vực có di sản, di tích. Bởi họ chính là những người được hưởng lợi lớn nhất từ ĐSĐT.
Kiểm soát, ngăn ngừa rủi roKỹ sư dân dụng thuộc Liên doanh Huyndai E&C - Ghella, ông Romano Mauro Ruggero cho biết, rất nhiều tuyến ĐSĐT trên thế giới đã được xây dựng từ hàng trăm năm trước, với các kỹ thuật thô sơ hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Hiện nay, công nghệ thi công ga ngầm ĐSĐT của thế giới đã đạt đến trình độ rất cao. Việc quản lý, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro trong quá trình thi công các nhà ga ngầm rất hiệu quả và không cần lo ngại gì về độ an toàn.
“Tôi đã có 43 năm kinh nghiệm tham gia thi công ĐSĐT và ga ngầm ở nhiều nơi trên thế giới như Italia, Hồng Kông, Đan Mạch... Tôi khẳng định công nghệ thi công mà Hà Nội áp dụng cho ga ngầm C9 là tốt nhất và an toàn tuyệt đối” - ông Romano Mauro Ruggero nói, đồng thời cho hay, trước khi thi công, mọi rủi ro sẽ được tính đến, cảnh báo đối với người dân cũng như chính quyền TP, mọi phương án ngăn ngừa sẽ được thực hiện. Trong quá trình thi công, các cảm biến phát hiện rung động bất thường sẽ được lắp đặt dọc theo công trình, chỉ một tác động nhỏ vượt ngoài tính toán cũng sẽ được phát hiện kịp thời để xử lý.
Kỹ sư David Chevallier phân tích, do Việt Nam nói chung và Hà Nội chưa từng trải qua các dự án tương tự nên việc có lo ngại về độ an toàn của khu vực Hồ Gươm cũng là bình thường. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác cũng đã làm, thậm chí làm rất nhiều công trình như vậy mà không gặp phải rủi ro nào. “Các nhà thầu thi công luôn có hàng loạt biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa nên việc có thể có rủi ro xảy ra là rất khó. Tôi cho rằng chẳng có gì đáng lo ngại đối với công trình ga ngầm C9 cả” - Kỹ sư David Chevallier nói.
Kỹ sư Romano Mauro Ruggero chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã làm ĐSĐT ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có các quốc gia mang nhiều nét tương đồng về tư duy, văn hoá... với Việt Nam. Nhưng chưa có nơi nào mà tiến độ triển khai ĐSĐT lại chậm trễ, vướng mắc như ở Hà Nội. Nếu các bạn muốn phát triển hơn nữa các bạn phải mạnh dạn hơn, bớt rụt rè và lo lắng hơn”.
Một số vị trí nhà ga ngầm ĐSĐT tại Paris (Pháp), chỉ cách di tích, di sản vài mét nhưng vẫn được kiểm soát tốt bằng công nghệ hiện đại, không xảy ra rủi ro nào cả. Khi đi vào vận hành ĐSĐT cũng không làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh như nhiều người lo ngại.Kỹ sư Địa kỹ thuật, Tập đoàn Systra David Chevallier |