Gần 6.000 phương tiện có nguy cơ “đắp chiếu”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Doanh nghiệp gặp khó Theo Bộ GTVT, từ tháng 12/2013 đến hết tháng 7/2014, các trạm cân lưu động trên toàn quốc đã kiểm tra gần 200.000 lượt phương tiện, xử phạt gần 40.000 phương tiện chở quá tải, nộp ngân sách gần 125 tỷ đồng, tạm giữ 849 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hơn 23.100 trường hợp… Nhờ đó, tình trạng xe chở quá tải ngang nhiên hoạt động đã giảm. Tuy nhiên, theo nhiều DN, việc các văn bản vừa ban hành đã "chết yểu", sự thờ ơ của các cơ quan chức năng trong việc tháo gỡ khó khăn cho DN… khiến hàng ngàn phương tiện không thể lưu thông.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) vận tải hàng hóa bằng sơmi rơmooc, Bộ GTVT đã cho phép hơn 7.100 phương tiện được phép tăng tải trọng khi tham gia giao thông (33 tấn đối với sơmi rơmooc 2 trục; 38 tấn đối với sơmi rơmooc 3 trục).

Để thực hiện việc điều chỉnh, Bộ GTVT yêu cầu các DN phải thay đổi vị trí chốt kéo và cụm trục, thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới có hơn 1.100 xe được điều chỉnh. Như vậy, gần 6.000 phương tiện có nguy cơ “đắp chiếu”.
Kinhtedothi - Doanh nghiệp gặp khó

Theo Bộ GTVT, từ tháng 12/2013 đến hết tháng 7/2014, các trạm cân lưu động trên toàn quốc đã kiểm tra gần 200.000 lượt phương tiện, xử phạt gần 40.000 phương tiện chở quá tải, nộp ngân sách gần 125 tỷ đồng, tạm giữ 849 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hơn 23.100 trường hợp… Nhờ đó, tình trạng xe chở quá tải ngang nhiên hoạt động đã giảm. Tuy nhiên, theo nhiều DN, việc các văn bản vừa ban hành đã "chết yểu", sự thờ ơ của các cơ quan chức năng trong việc tháo gỡ khó khăn cho DN… khiến hàng ngàn phương tiện không thể lưu thông.
Mật độ các xe sơmi rơmooc chạy trên Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng luôn đông đúc.     Ảnh: Phạm Hùng
Mật độ các xe sơmi rơmooc chạy trên Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng luôn đông đúc. Ảnh: Phạm Hùng
Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng cho biết, Hải Phòng hiện có khoảng 1.500 xe sơmi rơmooc trong diện được nâng tải trọng. Tuy nhiên, đến nay, số phương tiện hoàn thành hoán cải vẫn rất ít. Lý giải về thực trạng này, ông Tiến cho biết, thủ tục rườm rà, chi phí lớn (khoảng 50 triệu đồng/xe - PV), sự thờ ơ của các đơn vị đăng kiểm khiến quy định dù đã triển khai được gần 3 tháng nhưng kết quả đạt được vẫn không đáng là bao. "Tôi trao đổi với 2 Giám đốc Trung tâm đăng kiểm ở Hải Phòng thì đều nhận được câu trả lời do Cục Đăng kiểm Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể nên các Trung tâm chưa thể làm được" - ông Tiến cho biết.

Cũng liên quan đến vấn đề đăng kiểm, ông Đoàn Thanh Hải - Giám đốc Công ty CP Vận tải Xuân Trường cho biết, xe sơmi rơmooc được đơn vị nhập về từ năm 2005, chạy gần 10 năm nay với tải trọng 40 tấn, nhưng vừa rồi đi đăng kiểm chỉ được cấp phép cho chở 21 - 22 tấn. DN thắc mắc với Trung tâm đăng kiểm thì được trả lời rằng không có văn bản hướng dẫn nên chỉ được chở như vậy thôi. "Tại sao cùng là luật mà mỗi nơi lại áp dụng một kiểu? Không có hướng dẫn, không đăng kiểm được thì xe của chúng tôi mua phải để ở nhà đắp chiếu, nợ ngân hàng chồng chất, lấy gì trả nợ vốn vay?" - ông Hải bức xúc. 

Kiên quyết kiểm soát tải trọng

Ông Nguyễn Hữu Trí - Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, từ khi Bộ GTVT có văn bản cho phép hơn 7.100 sơmi rơmooc các loại được phép tăng tải trọng khi tham gia giao thông, Cục đã có văn bản hướng dẫn việc thực hiện gửi các trung tâm đăng kiểm trên cả nước. Nếu 2 trung tâm đăng kiểm ở Hải Phòng trả lời là chưa có văn bản hướng dẫn như phản ánh, Cục sẽ kiểm tra lại và có biện pháp xử lý.
Xe sơmi rơmooc lưu thông trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
Xe sơmi rơmooc lưu thông trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Ảnh: Chiến Công 
Liên quan đến kiến nghị của ông Đoàn Thanh Hả, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, qua kiểm tra vẫn có nhiều phương tiện, đặc biệt là xe sơmi rơmooc được đặt hàng, chế tạo theo đơn đặt hàng của người mua, và nhiều người cho rằng đây là tiêu chuẩn quốc tế. Ông Thọ dẫn chứng: Xe Howo do Trung Quốc sản xuất nhưng không cho lưu hành ở nước này nhưng DN Việt Nam lại đặt và nhập khẩu rất nhiều. Khi nhập về, mỗi xe Howo theo thiết kế thùng chỉ 50cm, chở được 10 tấn, song công suất của xe chở lại lên tới 90 tấn. Do vậy, khi đăng kiểm xong, chủ xe cơi nới thùng lên để chở quá tải, tình trạng này rất phổ biến trong thời gian qua. 

Về tiến độ việc cải tạo xe sơmi rơmooc, ông Thọ yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có sơ kết đánh giá lại đúng thực trạng thực hiện hoán cải; thành lập ngay đội xử lý các vấn đề bức xúc của các DN vận tải. "Việc kiểm soát tải trọng phương tiện không đi lùi, không đi ngang, mà chỉ có tiến. Tôi biết nhiều DN hiện vẫn đang nghe ngóng thông tin về việc xử lý xe quá tải. Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ còn siết chặt hơn. Việc hoán cải có thể mất hàng trăm tỷ đồng cũng phải làm, còn hơn mất hàng ngàn tỷ đồng cho việc hư hại cầu đường" - ông Thọ nhấn mạnh.
 
Theo Văn bản số 8359/BGTVT-VT, các sơmi rơmooc không thực hiện thay đổi vị trí chốt kéo và vị trí cụm trục, sau ngày 31/12/2014 sẽ chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định theo các giá trị như trước khi được điều chỉnh theo quy định trên. Đối với các trường hợp này, các xe buộc phải hạ tổng tải trọng cho phép khi tham gia giao thông để không vi phạm quá tải trọng trục theo quy định hiện nay.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần