Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gần 96% người có công được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi

Kinhtedothi - “Hành lang pháp lý và cơ chế triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công (NCC) đã tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế", Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp khẳng định.
Sáng 17/7, Ủy ban các vấn đề xã hội, Báo Đại biểu Nhân dân - Văn phòng Quốc hội và Bộ LĐTB&XH đã tổ chức Hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp khẳng định: “Chính sách ưu đãi NCC đã từng bước được hoàn thiện về các diện đối tượng và chế độ ưu đãi. Đến nay, đã có 12 diện đối tượng NCC được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi, toàn quốc đã xác nhận trên 9 triệu NCC”.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH trao tặng Bằng khen cho NCC tiêu biểu. Ảnh: Mạnh Dũng
Các chế độ ưu đãi đối với từng diện đối tượng NCC được quy định ngày càng đầy đủ, bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống. Trong đó, trợ cấp ưu đãi được quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, đảm bảo mức sống của NCC và thân nhân.
Trong đó, có ưu đãi về y tế, NCC được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh 100%, thân nhân NCC được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh 80% khi đi khám tại các cơ sở y tế của ngành lao động.
Thương binh, bệnh binh nặng được nuôi dưỡng tại các cơ sở y tế của ngành LĐTB&XH, người phục vụ thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.
Về giáo dục đào tạo, thương binh, bệnh binh, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, con của NCC được ưu đãi về giáo dục đào tạo.
NCC với cách mạng được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển để sản xuất nông nghiệp; được hỗ trợ cải thiện nhà bằng nhiều hình thức. NCC cũng được vay vốn ưu đãi để sản xuất cải thiện đời sống; được miễn giảm thuế nông nghiệp, trong sản xuất kinh doanh.
Cùng với nguồn kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi cho NCC với cách mạng từ ngân sách Nhà nước, phong trào Đền ơn đáp nghĩa được duy trì ở các địa phương. Chỉ tính riêng từ năm 2007 - 2016, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Trung ương đã vận động được trên 21,36 tỷ đồng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của địa phương huy động được 214.500 tỷ đồng.
Phong trào tặng sổ tiết kiệm của cả nước được 131.600 sổ với tổng kinh phí hơn 5.356 tỷ đồng. Cùng với đó, xây dựng mới 96.831 nhà tình nghĩa trị giá 111.575 tỷ đồng, sửa chữa 71.745 nhà tình nghĩa trị giá 20.000 tỷ đồng.
Phong trào nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần chăm lo đời sống của các đối tượng và gia đình NCC với cách mạng. Có 100% bà mẹ Việt Nam anh hùng được các đơn vị nhận phụng dưỡng.
Kết quả tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC của các cấp các ngành cơ bản đạt yêu cầu, đúng đối tượng. Cụ thể, 95,75% đối tượng NCC đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước; 4,16% còn hưởng chưa đầy đủ và 0,09% hưởng sai chế độ, chính sách.
Các bộ ngành, địa phương đã tập trung giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại. Đến nay, 4,16% đối tượng là NCC chưa được hưởng đầy đủ chính sách đã được giải quyết cơ bản.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp khẳng định, hành lang pháp lý và cơ chế triển khai thực hiện chính sách ưu đãi NCC đã tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế.
Thứ nhất, công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực NCC ở một số địa phương chưa được chú trọng cải cách hành chính gắn với phòng, chống tham nhũng trong việc xác lập hồ sơ hưởng chế độ và quản lý đối tượng NCC. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi NCC còn nhiều hạn chế, chậm đổi mới.
Một số vấn đề trong xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi cho NCC chưa được nghiên cứu bổ sung, chưa thống nhất.
Pháp lệnh Ưu đãi NCC năm 2005 (sửa đổi năm 2012), mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng nguồn kinh phí chi trả cho NCC hàng năm chủ yếu vẫn là từ ngân sách Nhà nước. Trong khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, đối tượng NCC lại khá lớn.
Tình trạng khai man hồ sơ, xác nhận sai sự thật để hưởng chế độ vẫn diễn ra phổ biến, gây bức xúc trong dư luận, trong đó, đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chiếm tỉ lệ lớn.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

05 Jul, 02:40 PM

Kinhtedothi – Ngày 5/7, tỉnh Tuyên Quang và Lai Châu tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy từ 5-20mm, có nơi trên 40mm. Cảnh báo, trong một vài giờ tới, các xã, phường trên địa bàn các tỉnh trên cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối, sạt lở đất trên sườn dốc.

Điện Biên: chủ động dự trữ hàng hóa phòng mưa lũ, sạt lở đất

Điện Biên: chủ động dự trữ hàng hóa phòng mưa lũ, sạt lở đất

05 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Điện Biên vừa chỉ đạo các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động dự trữ, điều phối hàng hóa phù hợp với đặc thù địa hình cũng như nhu cầu thực tiễn tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ, sạt lở đất.

Hội thao Công an Thủ đô: rèn luyện thể lực, bản lĩnh, ý chí của các chiến sỹ

Hội thao Công an Thủ đô: rèn luyện thể lực, bản lĩnh, ý chí của các chiến sỹ

04 Jul, 08:46 PM

Kinhtedothi - Phó Giám đốc Công an TP, Trưởng Ban Tổ chức Hội thao Công an Thủ đô, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền nhấn mạnh, các đơn vị tiếp tục duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao, gắn với các phong trào thi đua, rèn luyện kỷ luật, bản lĩnh chính trị và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cán bộ, chiến sỹ...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ