Gắn trách nhiệm cho công chức, viên chức khi sử dụng AI trong công việc
Kinhtedothi - Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trợ lý ảo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Không chỉ các DN, hiện tại nhiều cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước đã ứng dụng AI, sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc hàng ngày.
Trí tuệ nhân tạo (AI) được các chuyên gia nhận định có thể sẽ vượt qua cả điện toán đám mây và thậm chí là Internet về tầm quan trọng trong vai trò là một yếu tố định hình lại công nghệ. Trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, việc sử dụng AI, trợ lý ảo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Không chỉ các DN, hiện tại nhiều cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước đã ứng dụng AI, sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc hàng ngày.
Theo nghiên cứu về xu hướng sử dụng AI ở nơi làm việc của Microsoft và LinkedIn công bố vào giữa năm 2024, tại Việt Nam các công cụ Generative AI tại nơi làm việc đang ngày một phổ biến với tốc độ nhanh chóng.
Nhiều người lao động đã tự trang bị cho mình các công cụ AI linh hoạt và sáng tạo, mà không chờ đợi tới khi cơ quan, tổ chức của họ có một kế hoạch và lộ trình triển khai cụ thể. Không ít nhân sự đang dùng các công cụ AI, trợ lý ảo theo cách riêng.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) trong các cơ quan nhà nước, Bộ KH&CN đã ban hành hướng dẫn một số nguyên tắc chung đối với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (chatbot AI) phục vụ công việc.
Tài liệu hướng dẫn nhằm đưa ra các nguyên tắc chung, dễ hiểu để công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (chatbot AI) hỗ trợ công việc một cách hiệu quả và an toàn.
Các cơ quan, đơn vị nếu có nhu cầu áp dụng chatbot AI trong công việc được khuyến khích chủ động tìm hiểu và sử dụng tài liệu này để triển khai, phổ biến trong tổ chức của mình sao cho phù hợp với thực tế. Tài liệu giúp bảo đảm việc ứng dụng AI diễn ra an toàn và mang lại lợi ích thiết thực.
Các cơ quan và cán bộ, công chức được khuyến nghị sử dụng chatbot AI một cách thận trọng, hiệu quả và có trách nhiệm; kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng kết quả do chatbot AI cung cấp trước khi sử dụng… Đồng thời, cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước cũng được lưu ý không sử dụng chatbot AI cho các mục đích trái pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục…
Robot và trí tuệ nhân tạo - ngành học mới đầy sức hút
Kinhtedothi - Với sự ra đời của AI, lao động ở không ít ngành được dự báo sẽ đứng trước nguy cơ thất nghiệp.

Lý do ngày càng nhiều người "chi đậm" mỗi tháng cho trí tuệ nhân tạo
Kinhtedothi - Không chỉ giới công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) đang len lỏi vào cuộc sống hàng ngày, khiến nhiều người sẵn sàng chi trả hóa đơn “khủng” để sở hữu "trợ lý ảo" đắc lực.

Trí tuệ nhân tạo: chìa khóa vạn năng cho cuộc sống
Kinhtedothi - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ, tài chính đến truyền thông, giáo dục, y tế… biến nó trở thành chiếc chìa khóa vạn năng cho mọi khía cạnh của cuộc sống.