Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Găng thương mại với Trung Quốc, Mỹ "bắt tay" Australia sản xuất đất hiếm

Tú Anh (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Động thái được coi là nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc để sử dụng đất hiếm –nguồn tài nguyên thiết yếu chuyên dụng trong thiết bị quân sự.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang đàm phán với Australia để triển khai một cơ sở chế biến khoáng sản đất hiếm. Động thái được coi là nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc để sử dụng đất hiếm –nguồn tài nguyên thiết yếu chuyên dụng trong thiết bị quân sự, theo giới chức Mỹ cho biết.

Bước đi này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đe dọa hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Khoáng sản này là loại đất có chứa 17 khoáng chất được sử dụng để sản xuất máy bay chiến đấu, xe tăng và thiết bị điện tử tiêu dùng công nghệ cao.

 Ảnh minh họa

Trung Quốc là nhà chế biến và sản xuất khoáng sản lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% sản lượng  toàn cầu.

“Chúng tôi quan ngại trước sự mong manh của chuỗi cung ứng, đặc biệt khi một kẻ thù đe dọa kiểm soát nguồn cung”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ellen Lord chia sẻ với báo giới tại một sự kiện ở Washington hôm 26/8.

Bà Ellen Lord cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét một số phương án hợp tác xây dựng thêm cơ sở chế biến đất hiếm, đồng thời nhấn mạnh đối tác tiềm năng nhất của Mỹ hiện nay trong vấn đề này là Australia.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Australia cho biết, các hợp tác về các khoáng sản quan trọng với Mỹ khởi xướng từ năm 2018 vẫn đang duy trì.

Thông tin mới Lầu Năm Góc đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố hồi đầu năm nay rằng họ sẽ tìm đến Australia và Canada để phát triển trữ lượng đất hiếm trên khắp thế giới nhằm giảm sự phụ thuộc toàn cầu vào Trung Quốc. Cơ quan này cũng đang rục rịch đàm phán về các dự án đất hiếm tại châu Phi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng trước đã yêu cầu Lầu Năm Góc tìm phương thức tối ưu hơn hơn để mua một loạt nam châm làm từ đất hiếm, đồng thời cảnh báo việc thiếu dự trữ nguyên liệu này có thể đe dọa an ninh quốc phòng.

Tập đoàn Lynas của Australia là công ty khai thác và xử lý đất hiếm lớn nhất thế giới không nằm tại Trung Quốc và đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sơ chế trong vòng bốn năm tới ở Texas.

Các nhà phát triển đất hiếm ở Australia dự kiến sẽ xây dựng thêm các nhà máy sản xuất. Canberra chỉ chứa 2,8% trữ lượng đất hiếm của thế giới, nhưng sở hữu hơn 50% số dự án mới tại đường ống toàn cầu.

Thông tin được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang căng thẳng. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước tuyên bố tăng mức thuế hiện tại từ 25% lên 30% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bước đi nhằm trả đũa việc Bắc Kinh tuyên bố áp thuế 5% và 10% lên 75 tỷ USD hàng từ Mỹ trước đó.