Bạn có thể giải thích thêm về nội dung bức tranh đoạt giải của mình được không?
Trong bức tranh của tôi, người đứng ở giữa được dựa trên hình tượng thần công lý, bịt mắt và cầm cân. Nhân vật này tượng trưng cho người đứng của một công ty hay tổ chức, là người sẽ tuyển chọn nhân viên hay quyết định ai sẽ được thăng tiến. Nhân vật này cũng bịt mắt và cầm cân nhưng lại ti hí và lén lấy tay đẩy cái cân về phía bên nam, đó là biểu hiện của thiên vị.
Bức tranh đoạt giải của Nguyễn Vũ Xuân Lan. |
Còn 2 nhân vật còn lại - một nam và một nữ - đang leo trên cùng một chiếc thang, nghĩa là sự nỗ lực bỏ ra như nhau nhưng một người bị tuột khỏi tầm tay vì cơ hội được trao cho người khác. Chủ đề mà tôi muốn đề cập là sự bất bình đẳng trong công việc và cơ hội việc làm. Trong cuộc thi, cũng có nhiều bạn khác đề cập đến nhiều lĩnh vực khác còn tồn tại bất bình đẳng giới ngoài công việc như trong gia đình, học tập, trong việc lựa chọn giới tính khi sinh...
Bạn có thể chia sẻ về chuyến đi Bỉ của bạn được không? Việc thực hành bình đẳng giới ở Bỉ được thực hiện thế nào?
Trong chuyến đi Bỉ, tôi có cơ hội được gặp Thủ tướng và Ngoại trưởng Bỉ. Hai vị lãnh đạo có chia sẻ với tôi một số ấn tượng về con người và đất nước Việt Nam. Tôi cũng có cơ hội gặp gỡ với Viện phụ nữ và được giải thích về một số quy định mới được thông qua gần đây nhằm trao thêm quyền cho phụ nữ. Như mới đây, luật pháp Bỉ đã cho phép con được theo họ mẹ trong trường hợp vợ chồng đã ly dị.
Còn ở Việt Nam, bạn có cảm nhận gì về tình trạng bất bình đẳng giới?
Tôi nghĩ hiện nay, tình trạng bất bình đẳng giới đã được cải thiện nhưng có một số định kiến xã hội về phụ nữ cần phải thay đổi. Ví dụ như cách nhìn nhận về phụ nữ. Trong nhiều trường hợp như các vụ lạm dụng, tấn công tình dục xảy ra, phụ nữ thường bị cho là có lỗi chứ không phải là nam giới. Tôi cảm thấy xã hội đang đặt nặng phẩm hạnh của phụ nữ trong khi nam giới không được đề cập đến. Đó là sự bất bình đẳng lớn nhất trong xã hội.
Hay như trong lĩnh vực việc làm, nhiều người cho rằng, phụ nữ thường vướng vào chuyện sinh đẻ và công việc gia đình nên việc các nhân viên nam có ưu thế nhiều hơn là đương nhiên. Tôi nghĩ quan điểm này là không phù hợp. Với phụ nữ, sinh đẻ là quy luật bình thường. Vì thế, đáng lẽ ra các cơ quan nên tạo điều kiện để phụ nữ không bị thiệt thòi khi thực hiện các “thiên chức” đó chứ không phải là gạt mất cơ hội của phụ nữ.
Vậy theo bạn, để thay đổi định kiến xã hội về bình đẳng giới, chúng ta cần bắt đầu như thế nào?
Tôi nghĩ nên bắt đầu thay đổi quan niệm về con gái - con trai trong gia đình. Thường trong gia đình, cha mẹ thường định hướng trong công việc, chuyện lập gia đình đối với con gái nhiều hơn là con trai. Ví dụ như với con gái thì những điều cần thiết là lập gia đình, có một công việc nhẹ nhàng, ổn định... Đam mê với con gái cũng thường được nhìn nhận như là một trò chơi, không lâu dài. Cha mẹ thường cho rằng, con gái sẽ đi theo thú chơi đó một thời gian, rồi sẽ quay lại với việc lập gia đình, sinh con... Khi tôi quyết định bỏ công việc dạy học của mình và chuyển sang ngành vẽ, bố mẹ tôi cũng cho rằng tôi đang chơi và sẽ sớm quay lại công việc tại một trường học nào đó. Tuy nhiên, sau một năm, tôi quyết định sẽ tập trung học vẽ bài bản và tiếp tục tham gia một vài dự án. Tôi nghĩ đây là lựa chọn nghiêm túc của mình. Tôi nghĩ, trẻ em gái hay trẻ em trai đều cần được khuyến khích để có thể theo đuổi sở thích.
Bạn có cho rằng, bình đẳng giới đồng nghĩa với việc phụ nữ có thể làm bất kỳ công việc nào của nam giới?
Theo tôi, bình đẳng không có nghĩa là phụ nữ phải “lên gân” để làm việc của nam giới. Bình đẳng là bất kỳ ai cũng có quyền lựa chọn để làm việc này hay việc khác, phù hợp với năng lực của mình.
Một rào cản nữa mà phụ nữ gặp phải là giáo dục. Ở thành thị, vấn đề không nặng nề lắm nhưng ở nông thôn, chỉ con trai mới được đi học trong khi con gái phải lấy chồng khá sớm. Vì vậy, theo tôi, phụ nữ đang gặp phải 2 vấn đề. Thứ nhất là hình ảnh hoàn hảo về phụ nữ và hình ảnh giữa phụ nữ và nam giới không cân bằng trong khi họ tiến tới cùng một giá trị. Theo tôi, phụ nữ không cần phải theo đuổi một hình mẫu của ai cả. Họ theo đuổi giấc mơ của riêng họ. Điều này truyền cảm hứng không phải bởi vì họ thành công mà điều này khiến họ hạnh phúc. |
Bạn biết những gì về nước Bỉ?Để đảm bảo rằng câu trả lời là "rất nhiều", Đại sứ quán Bỉ đã quyết định tổ chức "Tuần lễ Bỉ", với mong muốn các bạn Việt Nam hiểu thêm về nước Bỉ và cụ thể hơn là những gì Bỉ đang làm ở Việt Nam. Chắc chắn sự kiện này sẽ liên quan đến các sản phẩm nổi tiếng của Bỉ vì ai lại không muốn thưởng thức sô cô la, bia, bánh quế và khoai tây chiên cơ chứ. Nhưng không chỉ có vậy! Chúng tôi muốn giới thiệu về các công ty của Bỉ, công nghệ của Bỉ, sáng tạo của Bỉ, hoạt động hợp tác phát triển trong nhiều thập kỷ qua giữa Bỉ và Việt Nam, cũng như những hoạt động hỗ trợ tuyệt vời của các tổ chức Phi Chính phủ của Bỉ tại Việt Nam.Trong tương lai chúng tôi mong muốn các bạn Việt Nam biết rằng Tintin và Xì trum là của Bỉ (không phải của Pháp); kèn saxophone, con lăn giày trượt và website là các phát minh của Bỉ. Rằng Bỉ có hơn 178 nhà máy bia sản xuất 800 loại bia khác nhau, mỗi năm chúng tôi sản xuất hơn 220.000 tấn sô cô la và sô cô la tươi, và Bỉ là quốc gia có nhiều lâu đài nhất trên thế giới tính trên mỗi mét vuông. Chúng tôi có những DJ và nghệ sĩ tuyệt vời.12 tháng 11: DJ người Bỉ biểu diễn tại Hanoi Rock City, Hà Nội13 tháng 11: Lễ hội ".be Belgium day" tại Ecopark, Hưng Yên15 tháng 11: Kỷ niệm ngày Nhà vua Bỉ tại Hà Nội: Hòa nhạc Jazz của nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc Jef Neve và tiệc chiêu đãi tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám18 tháng 11: Kỷ niệm ngày Nhà vua Bỉ tại TP Hồ Chí Minh: Tiệc cocktail và hòa nhạc Jazz của nghệ sỹ piano và nhà soạn nhạc Jef Neve tại Nhà hát Thành phố.18 tháng 11: DJ người Bỉ biểu diễn tại Piu Piu, TP Hồ Chí Minh |