Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gắp mảnh xương cá “khổng lồ” mắc kẹt trong thực quản

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa vừa nội soi gắp thành công mảnh xương cá có kích thước lớn cho một bệnh nhân nữ (54 tuổi, trú tại Kinh Môn - Hải Dương).

 

Mảnh xương cá có kích thước lớn được gắp ra từ thực quản nữ bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Theo đó, bệnh nhân L.T.T vô tình bị hóc xương cá trong khi ăn. Sau ăn bệnh nhân đau tức vùng cổ, nuốt vướng. Tại bệnh viện, qua thăm khám và trên kết quả chụp CT Scanner cột sống cổ phát hiện có dị vật tại thực quản. Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định nội soi lấy dị vật.

Cụ thể, bác sĩ nội soi phát hiện tại thực quản vị trí cách cung răng trước 20cm có 1 dị vật sắc nhọn, bề mặt niêm mạc thực quản trầy xước. Tiến hành gắp dị vật ra ngoài là một đoạn xương cá kích thước khoảng 2,5 x 3cm có nhiều cạnh sắc.

Dị vật đường tiêu hóa trong lúc ăn uống thường là hóc xương cá hoặc các loại dị vật khác như tăm, tre, vỏ bao viên thuốc… Dị vật thường mắc tại thực quản nên rất nguy hiểm, cần được cấp cứu xử lý sớm nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề như loét, chảy máu, tạo ổ áp xe, nặng hơn là thủng trung thất hoặc dị vật đâm vào đoạn thực quản làm thủng động mạch…

Để phòng ngừa dị vật thực quản, các bác sĩ khuyến cáo nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi ăn; cẩn thận với các loại thịt cá chưa được lọc bỏ xương hoặc trái cây có hạt lớn, sắc nhọn…

Đối với trẻ em và người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn, chú ý chọn thực phẩm mềm cho người già và trẻ em; chú ý bỏ vỏ bao thuốc khi uống - nhất là vỏ có cạnh sắc nhọn.

Hà Nội: Cứu thanh niên còn nguyên lưỡi dao 10cm trong bả vai

Hà Nội: Cứu thanh niên còn nguyên lưỡi dao 10cm trong bả vai

Biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ