Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ghi nhận nỗ lực “nâng hạng” của Hà Nội

Kinhtedothi - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội tăng 18 bậc trong năm 2013, từ vị trí 51 năm 2012 lên vị trí 33/63 tỉnh, TP.
Kết quả này ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của Hà Nội trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, lấy lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp (DN).

Quyết tâm cải thiện PCI

Hà Nội vẫn nằm trong nhóm các địa phương có điểm số "Khá" (57,67 điểm), tuy nhiên vị trí xếp hạng năm 2013 có tiến bộ vượt bậc so với các năm trước (năm 2010 xếp thứ 43, năm 2011 xếp thứ 36, năm 2012 xếp thứ 51). Nhận định về thứ hạng này, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám đốc Dự án PCI cho rằng, lãnh đạo TP đã rất quyết tâm trong việc cải thiện chỉ số PCI và được cụ thể hóa bằng những chương trình hành động triển khai đến từng quận/huyện, sở, ngành. "Tăng 18 bậc là một thành công đáng kể nhưng tôi biết lãnh đạo TP vẫn chưa hài lòng với kết quả này" - ông Tuấn chia sẻ.

 
Dây chuyền sản xuất ruột phích tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Ảnh: Văn Phúc
Dây chuyền sản xuất ruột phích tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Ảnh: Văn Phúc
Tuy nhiên, nhìn vào các chỉ số thành phần, có thể thấy Hà Nội chưa có nhiều cải thiện về Tính năng động (3,69), Cạnh tranh bình đẳng (4,35). Một số chỉ số còn bị giảm điểm như: Thiết chế pháp lý (3,92), Dịch vụ hỗ trợ DN (6,75), Chi phí không chính thức (4,67), Chi phí thời gian (5,09). Chỉ số Gia nhập thị trường có điểm số cao nhất (7,08) trong tổng số 10 chỉ số thành phần, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với điểm số của năm 2011 và 2012. Nhìn chung, vẫn có 4/10 chỉ số bị chấm điểm dưới trung bình (dưới 5 điểm). Những chỉ số tăng điểm nhưng không đáng kể gồm có: Chỉ số Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Đào tạo lao động.

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù Hà Nội đã có nhiều cải thiện về môi trường kinh doanh song vẫn cần nỗ lực rất nhiều để vươn lên vị trí đứng đầu trong nhóm "Khá". Hà Nội hiện đứng thứ 20/27 địa phương thuộc nhóm "Khá".

Các trung tâm kinh tế đều tăng hạng

Không riêng Hà Nội, một đầu tàu kinh tế khác là TP Hồ Chí Minh cũng tăng 3 hạng, nằm trong top 10 tỉnh, TP có PCI cao nhất cả nước. Đặc biệt, TP Đà Nẵng (66,45 điểm) đã trở lại dẫn đầu trong bảng xếp hạng PCI 2013 từ vị trí thứ 12 của năm ngoái. Đà Nẵng từng có 3 năm liên tiếp từ 2008 - 2010 giữ vị trí quán quân PCI cả nước. "Có thể thấy, điểm tích cực đáng chú ý nhất của bảng xếp hạng PCI 2013 là hầu hết các trung tâm kinh tế đều tăng hạng tốt" - ông Đậu Anh Tuấn đánh giá.

Khu vực Duyên hải miền Trung trong lễ công bố năm nay cũng có 2 tỉnh được đánh giá nằm trong nhóm xếp hạng “Rất tốt” là Thừa Thiên - Huế (65,56 điểm, thứ 2) và Quảng Ngãi (62,60 điểm, thứ 7). Giống như nhiều năm trước, nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục duy trì chất lượng điều hành tốt, có đến 3 tỉnh là Kiên Giang (63,55 điểm, thứ 3), Đồng Tháp (63,35 điểm, thứ 5) và Bến Tre (62,78 điểm, thứ 6) thuộc 7 tỉnh nhóm "Rất tốt". Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên đứng trong nhóm 4 tỉnh xếp hạng PCI cao nhất với 63,51 điểm. Chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, TP ở Việt Nam được đánh giá là có xu hướng chuyển biến tích cực. Chỉ số PCI gốc (hệ thống các chỉ số so sánh cố định từ 2006) có chiều hướng tăng dần và năm 2013 đạt giá trị cao nhất trong các năm với 47 điểm.

Đánh giá về ý nghĩa của chỉ số PCI, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, đây là công cụ quan trọng giúp chính quyền cấp tỉnh hiểu rõ hơn về hiệu quả điều hành kinh tế cũng như khuyến nghị cách thức cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, tạo việc làm và phát triển kinh tế. Khảo sát PCI 2013 có độ tin cậy cao khi nhận được sự hưởng ứng của hơn 8.000 DN dân doanh trên 63 tỉnh, thành cả nước.

Bên cạnh bảng xếp hạng, kết quả điều tra 1.609 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong PCI 2013 cho thấy, Việt Nam được đánh giá tích cực hơn so với các quốc gia cạnh tranh về sự ổn định, vai trò tương đối lớn của DN trong hoạch định chính sách, rủi ro thu hồi tài sản thấp và các mức thuế khá hợp lý. Tuy nhiên, các DN FDI nhận định Việt Nam kém hơn các quốc gia cạnh tranh của mình về chi phí không chính thức, gánh nặng của quy định, chất lượng dịch vụ hành chính công và chất lượng cơ sở hạ tầng. Các chuyên gia chỉ ra rằng, một chính sách thuế ổn định hơn, có thể dễ dàng tiên lượng sẽ giúp giảm bớt hoạt động chuyển giá để trốn thuế ở các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam.

 
"Giá trị thực của PCI không nằm ở bản thân bảng xếp hạng, mà chính ở động lực do bảng xếp hạng tạo ra cho những cuộc đối thoại công tư thiết thực nhằm thúc đẩy cải cách và tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa, như cải thiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm giấy phép. Báo cáo năm nay đã đưa ra phân tích những thành tố "gốc" của PCI qua 9 năm, giúp xác định những xu hướng và thách thức quan trọng trong công cuộc cải cách này".

Ngài David Shear Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ