Hạ tầng đồng bộLà một khu vực có mật độ dân số đông nhất thế giới, đường phố không rộng rãi nhưng luôn sạch đẹp và trật tự, giao thông ở Hong Kong gây bất ngờ đối với những ai đến với vùng đất này.
Diện tích đất bình quân dành cho một đầu người tại Hong Kong chưa đầy 6 m2/người. Do đó, các công trình xây dựng tại Hong Kong đều nhỏ hẹp kể cả đường giao thông. Tuyến đường nào lớn nhất tại đây cũng chỉ có 4 làn xe cho cả 2 bên đường, hầu hết là đường 2 làn xe. Tuy nhiên, Hong Kong nhiều năm nay không có nạn tắc đường, kẹt xe.
|
Những chiếc xe buýt 2 tầng là một trong những phương tiện vận chuyển hành khách chính tại Hong Kong giúp TP này hạn chế xe cá nhân. |
Theo chị Nhã gốc Việt đã sinh sống tại Hong Kong 13 năm, hiện mang quốc tịch Hong Kong cho biết: Hệ thống giao thông của Hồng Kông được xây dựng từ những năm 1970, trong đó tàu điện ngầm MTR và tuyến tàu đường sắt hạng nhẹ Kowloon-Canton (KCR) là trụ cột vận tải với lưu lượng vận chuyển khoảng 40% lượng khách đi lại tại Hong Kong. Ngoài đường sắt, tàu điện ngầm ra, vận tải đường bộ nội địa của Hong Kong chủ yếu bằng xe buýt 2 tầng, một phần còn lại lượng khách vận chuyển bằng xe điện, taxi, tàu thủy. Hong Kong có 1 sân bay quốc tế với lưu lượng vận tải trên 50 triệu lượt khách quốc tế đi và đến trong năm.
|
Đường rõ ràng vạch, xe chạy đúng làn. Người đi bộ rất đông những không ai đi xuống lòng đường. |
Với mật độ dân số dày đặc như vậy, Hong Kong năm 2002 chính quyền Hong Kong đã kịp thời cho xây dựng hệ giao thông hiện đại thông minh theo hình thức công – tư (PPP). Theo đó, nhằm giảm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chính quyền Hong Kong đã hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp để xây dựng, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công đối với các hạng mục giao thông. Theo hình thức này, thay vì đấu thầu theo phương thức truyền thống, chính quyền ký hợp đồng các dự án bảo trì, nâng cấp đường cao tốc bằng nguồn vốn hợp tác công – tư. Theo hình thức này các đối tác bỏ vốn sẽ phải có trách nhiệm bảo trì trong suốt vòng đời của dự án, nhà nước không phải mất chi phí bảo trì mà đơn vị vận hành còn áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến vào quản lý, từ đó giảm nhân công, giảm chi phí vận hành và nâng cao được chất lượng công trình.
Đến nay, Hong Kong có hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại dài hơn 2.000 km, với 3 đường hầm xuyên biển, 9 hầm đường bộ xuyên núi và 3 cây cầu lớn. Tất cả các hệ thống đường, hầm, cầu và hệ thống đường tàu điện, đường sắt được kết nối và bố trí phù hợp các phương tiện, tạo cho người dân tham gia thuận tiện.
Công nghệ vận hành giao thông thông minhTheo tìm hiểu của phóng viên trong 4 ngày ở Hong Kong, hầu như rất ít cảnh sát xuống đường để giải quyết các vấn đề va chạm giao thông trên đường. Chủ yếu họ đi xử phạt các xe vi phạm Luật giao thông như đậu đỗ không đúng nơi quy định. Những lỗi này cũng rất ít lái xe mắc phải.
|
Khi đèn đỏ của người đi bộ vẫn đang bật không ai dám bước xuống đường. |
|
Những chiếc taxi không dám vượt đèn đỏ, mặc dù trước mặt không có người đi bộ nào ngang qua đường, vì họ sẽ bị phạt vào lương ngay trong tài khoản. |
Cũng theo chị Nhã, khi đi bộ qua đường tại Hong Kong phải đi đúng khi đèn xanh bật lên và đi đúng vạch chỉ đường dành cho người đi bộ, phải đi thật nhanh qua đường vì xe ô tô chạy trong nội đô được phép chạy đến 70-80 km/h. Nếu người đi bộ đi sai luật quy định mà ô tô đâm phải, không may xe của họ bị làm sao thì người đi bộ sai phải đền cho người đi xe, và chết phải chịu chứ không có chuyện người đi xe đền cho người đi bộ như ở Việt Nam.
Chia sẻ của một số người dân Hong Kong: Hầu hết các “bác tài’ của Hong Kong không dám vi phạm Luật giao thông. Bởi vì, Hong Kong lắp đặt toàn bộ hệ thống máy ghi hình trên các tuyến đường. Đồng bộ với đó, các lái xe đều phải có tài khoản tiền lương trong Kho bạc Nhà nước. Khi tài xế vi phạm Luật giao thông thì tiền phạt tự động trừ vào tài khoản tiền lương. Một số người hài hước nói rằng “tài xế có thể cãi nhau với cảnh sát rằng tôi đi đúng luật, nhưng không thể cãi với máy ghi hình”. Ai thắc mắc cứ việc đến cơ quan chức năng tìm hiểu mình đúng sai ra sao. Tuy nhiên, chẳng ai mất công đi tìm hiểu làm gì mà họ tuân thủ luật là chính.
|
Vạch ngăn giữa 2 làn đường là vạch đôi thì xe ở làn nào đi đúng làn đó, nếu có 1 làn tắc thì cũng không được đi sang làn kia trừ khi có sự điều phối của cảnh sát. Trong đường hầm vượt biển tại Hong Kong. |
Điều đặc biệt là những tuyến đường giao giữa làn xe cùng chiều mà có 2 vạch ở giữa, khi 1 làn bị tắc đường làn kia thông cũng không ai dám tạt xe sang làn đường thông để đi mà phải dừng chờ cho đến khi thông đường. Những lỗi vi phạm này tài xế bị phạt rất nặng.
Thêm một nguyên nhân khiến giao thông Hong Kong luôn thông thoáng, đó là: Khi 2 xe chẳng may va chạm vào nhau, 2 tài xế xuống xem lỗi đó đáng bao tiền, sau khi thỏa thuận xong, người mắc lỗi chuyển tiền cho người có xe bị hỏng và cho xe đi. Cả 2 đều không muốn báo cảnh sát, vì 2 tuần sau khi va chạm họ đều phải ra tòa để phân xử đúng sai, cộng thêm số tiền phải nộp cho nhà nước.
Để hạn chế phương tiện cá nhân, chính quyền Hong Kong luôn duy trì chính sách tăng thuế trước bạ, môi trường và thanh tra những xe trên 6 năm tuổi để xem có đảm bảo về môi trường, đăng kiểm.
|
Những chiếc xe tải chở hàng vào TP ban đêm và sáng sớm nhưng vẫn luôn giữ cho đường phố sạch đẹp. |
|
Cảnh sát Hong Kong không phải vất vả xuống xe điều phối phương tiện giao thông. |
Mặc dù diện tích đất chật hẹp, nhưng chính quyền Hong Kong vẫn bố trí các điểm tập kết rác đều giống như những căn hộ quay mặt ra ngoài đường, có mái che kín, có cửa giống như nhà ở, khi xe rác vào thu gom không gây mùi, không bụi bẩn ra đường, không gây ách tắc giao thông. Các kho hàng hóa cũng nằm kề bên đường xen kẽ với nhà dân, nhưng việc vận chuyển hàng hóa của DN, cơ sở kinh doanh chỉ được thực hiện vào đêm khuya hoặc buổi sáng sớm khi người Hong Kong thức dậy, luôn đảm bảo sạch đường.
Do đó, các tuyến đường của Hong Kong dù là ở trung tâm TP hay ngoại ô lúc nào cũng sạch, đẹp, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và duy trì diện mạo văn minh của thành phố cả ngày và đêm.
Với các giải pháp phát triển đồng bộ từ hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải công cộng đa dạng, tạo thuận lợi nhất cho người dân; cùng với đó hệ thống công nghệ quản lý vận hành tiên tiến, ý thức của người tham gia giao thông luôn được đặt lên hàng đầu đã giúp Hong Kong là khu vực có số lượng người tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng cao nhất thế giới đạt tỷ lệ 90% dân số hiện có. Tỷ lệ đăng ký phương tiện giao thông trên đầu người thấp thứ 2 trên thế giới.