Giá cà phê hôm nay 1/5: Tăng 300 đồng/kg/tuần, hồi phục thận trọng khi Fed họp

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 1/5 trong khoảng 41.000 - 41.700 đồng/kg. Do kỳ nghỉ dài và phiên giao dịch cuối tháng khiến các giới đầu cơ thận trọng. Kết quả là khối lượng thương mại trên cả 2 sàn duy trì dưới mức trung bình cho dù giá cà phê tăng.

Giá cà phê hôm nay 1/5: Tăng 300 đồng/kg/tuần, hồi phục trong sự thận trọng trước cuộc họp của Fed  
Giá cà phê hôm nay 1/5: Tăng 300 đồng/kg/tuần, hồi phục trong sự thận trọng trước cuộc họp của Fed  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.700 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.600 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.700 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Kết thúc tuần, giá cà phê tăng 300 đồng/kg tại các địa phương.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 18 USD/tấn ở mức 2.107 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 15 USD/tấn ở mức 2.109 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 4,5 cent/lb, ở mức 222,1 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 4,5 cent/lb, ở mức 221,9 cent/lb.

Tổng kết tuần này, giá cà phê giao tháng 7/2022 giảm 9 USD/tấn, trong khi đó giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 5,95 cent/lb.

Thị trường cà phê tuần này bắt đầu với phiên giao dịch gây sốc khi đồng loạt giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong gần 2 tháng. Nguyên nhân giảm do áp lực nâng lãi suất đồng USD của Fed. Đồng USD mạnh lên cùng với đồng nội tệ của Brazil giảm cũng đẩy giá Arabica tiếp tục giảm sâu. Bên cạnh đó, xung đột kéo dài tại Ukraine, Trung Quốc kiên trì chính sách Zero Covid đang đặt ra những tác động tiêu cực, như: Logicstic bị ngưng trệ; giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao; nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm...

Sang đến phiên tiếp theo, Robusta tiếp tục mất giá, trong khi Arabica trụ vững và tăng nhẹ. 2 phiên đầu tuần giá cà phê Robusta giảm mạnh, do lượng bán ròng của đầu cơ còn khá nhiều cần phải thanh lý, điều chỉnh trong suốt cả phiên trước thềm ngày thông báo đầu tiên.

Phiên giữa tuần, 2 sàn cùng giảm do Rubusta tiếp tục sụt giảm sau ngày thông báo đầu tiên, cộng với áp lực ra hàng vụ mới năm nay của Brazil và Indonesia. Bên cạnh đó, đồng Reais suy yếu trở lại, USDX tiếp nối đà tăng khiến phần lớn giới đầu cơ vẫn còn đứng bên ngoài các thị trường, đẩy Arabica quay đầu tăng mạnh

Tuy nhiên, đến 2 phiên cuối tuần, thị trường cà phê thế giới hồi phục trở lại, khi các quỹ đầu cơ mua mạnh sau khi đã bán quá tay trước đó. Báo cáo thời tiết khô hạn tại vùng trồng chính của bang Minas Gerais ở Brazil giúp mặt hàng cà phê này có được đà tăng.

Dù tăng trong phiên cuối tuần nhưng thực tế lượng giao dịch trên cả hai sàn không nhiều, do kỳ nghỉ dài cuối tuần và phiên giao dịch cuối tháng khiến các giới đầu cơ thận trọng. Cùng với áp lực gia tăng hơn từ các phiên họp chính sách tiền tệ vào tuần sau cũng khiến họ tiếp tục đứng bên ngoài để phòng tránh rủi ro. Kết quả là khối lượng thương mại trên cả 2 sàn duy trì dưới mức trung bình cho dù giá cà phê tăng.