Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá cà phê hôm nay 13/4/2025: giảm liền 3 tuần nhưng đang trên đà tăng

Giá cà phê hôm nay 13/4/2025: giảm liền 3 tuần nhưng đang trên đà tăng

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 123.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 125.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 124.900 đồng/kg.

Tương tự, tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 125.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 125.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 125.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 124.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 124.900 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm sáng qua.

Thị trường cà phê thế giới: kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2025 tăng 162 USD/tấn, ở mức 5.099 USD/tấn, giao tháng 7/2025 tăng 153 USD/tấn, ở mức 5.049 USD/tấn.

Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2025 tăng 17,15 cent/lb, ở mức 360 cent/lb, giao tháng 7/2025 tăng 12 cent/lb, ở mức 353,6 cent/lb.

Tổng kết tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 5/2025 giảm 13 USD/tấn. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 5/2025 giảm 5,7 cent/lb. Giá cà phê nội địa mất trung bình 2.000 - 2.500 đồng/kg.

Tuần trước, Robusta kỳ hạn giao tháng 5/2025 giảm 225 USD/tấn. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 5/2025 giảm 14,25 cent/lb. Giá cà phê nội địa mất trung bình 5.000 đồng/kg.

Đây là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của thị trường trong nước. Từ đầu tuần, đà giảm tiếp tục lan rộng do gần đến ngày Mỹ áp thuế cao hơn lên các nước.

Sau khi Tổng thống Trump công bố hoãn áp thuế 90 ngày, các thị trường, trong đó có cà phê đồng loạt tăng trở lại. Có dấu hiệu các công ty nhập khẩu tận dụng thời điểm 90 ngày để tăng cường nhập khẩu, do không thể đoán định được sau 90 ngày mức thuế sẽ biến đổi thế nào.

2 tuần trở lại đây, giá cà phê thế giới và trong nước đã phản ứng rất mạnh với chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Tuy nhiên, theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), yếu tố này chỉ tác động trong ngắn hạn, thị trường sẽ sớm chịu sự chi phối bởi yếu tố cung cầu trong thời gian tới.

Ước tính sản lượng cà phê toàn cầu khả năng cao sẽ thiếu hụt trong năm thứ 4 liên tiếp, do nguồn cung khan hiếm tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (sau EU), chiếm 6,5% về khối lượng và 6,4% về giá trị xuất khẩu, tình trong quý 1 năm 2025. Mặc dù không phải là thị trường lớn nhất nhưng lại là thị trường trọng điểm xuất khẩu sản phẩm cà phê đặc sản phân khúc cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng và cà phê hòa tan.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc VITM Hanoi 2025: Chùm tour lịch sử TP Hồ Chí Minh dịp 30/4 hút khách

Bế mạc VITM Hanoi 2025: Chùm tour lịch sử TP Hồ Chí Minh dịp 30/4 hút khách

13 Apr, 06:54 PM

Kinhtedothi- Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (VITM Hanoi 2025) tạo cơ hội cho người tiêu dùng mua tour giá rẻ, doanh nghiệp kết nối xây dựng phát triển du lịch xanh, qua đó nâng tầm du lịch Việt. Đó là ý kiến của người dân, doanh nghiệp khi nói về hiệu quả mà VITM Hanoi 2025 mang lại.

TS Nguyễn Trí Hiếu: Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp

TS Nguyễn Trí Hiếu: Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp

13 Apr, 06:49 PM

Kinhtedothi - Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại của Mỹ, Việt Nam đang nỗ lực đàm phán và triển khai nhiều giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tái cấu trúc DN là việc cần làm ngay để góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng minh bạch, giữ vững vị thế trong “sân chơi” toàn cầu.

Tận dụng "khoảng lặng" thuế quan, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu

Tận dụng "khoảng lặng" thuế quan, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu

13 Apr, 04:13 PM

Kinhtedothi - Việc cần làm ngay của các DN Việt Nam là phải thỏa thuận với các nhà nhập khẩu Mỹ cùng chia sẻ rủi ro, tranh thủ xuất khẩu các đơn hàng đã ký kết; đồng thời, khẩn trương điều chỉnh chiến lược hoạt động kinh doanh và chủ động các biện pháp ứng phó lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ