Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 66.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 66.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 66.500 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 66.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 66.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 66.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 66.200 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 66.300 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước quay đầu giảm so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2023 giảm 26 USD/tấn ở mức 2.807 USD/tấn, giao tháng 9/2023 giảm 13 USD/tấn ở mức 2.770 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2023 giảm 7,45 cent/lb, ở mức 177,45 cent/lb, giao tháng 9/2023 giảm 4,65 cent/lb, ở mức 176,1 cent/lb.
Ngay sau khi trở lại sau kỳ nghỉ lễ, Arabica trên sàn New York tiếp tục giảm trong bối cảnh rơi vào ngày khóa sổ vị thế kinh doanh hàng tuần.
Các quỹ và đầu cơ thanh lý vị thế ròng để giảm thiểu rủi ro, do chỉ báo kỹ thuật cho thấy đã vào vùng quá mua trước đó. Trong khi các nhà kinh doanh cà phê Arabica cũng không vội vàng đưa hàng về sàn đăng ký lấy chứng nhận, do họ còn chờ giá giảm thêm với áp lực bán hàng vụ mới đang thu hoạch ở Brazil ngày càng gia tăng.
Theo báo cáo từ Bloomberg cho biết, các nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới đang trì hoãn việc mua hạt cà phê từ Brazil, khi họ sử dụng hết kho dự trữ tích lũy trong đại dịch và chờ giá giảm. Thông tin này gây áp lực lên giá cà phê Arabica.
Dù sàn New York giảm mạnh, nhưng Robusta trên sàn London không mất nhiều. Hôm qua, mặt hàng cà phê này lại lập kỷ lục mới ở trong nước khi vượt ngưỡng 67.000 đồng/kg. Dự báo nguồn cung trong ngắn hạn vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể.
Cà phê Robusta được hỗ trợ bởi nguồn cung hạn chế hơn ở Việt Nam và nhu cầu vẫn nóng từ các nhà rang xay. Thị trường cũng lo ngại về sản xuất ở Indonesia, có thể bị ảnh hưởng do mưa quá nhiều.
Ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia về thị trường cà phê, phân tích, thời gian qua, giá cà phê Robusta trong và ngoài nước "nhảy" như một con ngựa bất kham. Nhiều người nói nguyên nhân do nguồn cung khan hiếm, thời tiết bất lợi, dân "ghiền" cà phê cần một loại sản phẩm giá mềm hơn… nhưng đó chỉ là phần nổi của cơn sốt giá.
Ở khía cạnh khác, các nước xuất khẩu cà phê như Brazil, mức lãi suất điều hành hiện tại là 13,75%, cao gấp 2 - 3 lần so với mức lạm phát. Ngược lại, các nước nhập khẩu như EU và Mỹ, trước đây lãi suất 0%, nay lên 3 - 4%, bên cạnh đó các ngân hàng thắt chặt tín dụng làm cho các nhà nhập khẩu bị "ngộp" lãi suất.
Hàng thương phẩm không ra được chính là hệ lụy của thiếu vốn, ít tiền phục vụ công tác thu mua dẫn đến thị trường khan hàng. Hàng càng khan, giá càng tăng. Kết quả là giá cà phê Robusta trên thị trường xuất khẩu lẫn trên sàn kỳ hạn liên tục lập đỉnh mới.
Những diễn biến trên thị trường thế giới cho thấy, các quỹ đầu tư tài chính đã chọn sàn Robusta làm nơi trú ẩn an toàn. Những đợt bán thanh lý trên các sàn kim loại vàng, cổ phiếu, tiền thu hồi được chuyển về sàn London. Chính vì thế, khối lượng hợp đồng mua khống trên sàn cũng ở mức đỉnh trong thời gian gần đây.