Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá cà phê hôm nay 22/10: Nguy cơ dưới mốc 31.000 đồng/kg, nhu cầu thế giới giảm tiếp do Covid-19

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 22/10 trong khoảng 31.000 - 31.600 đồng/kg, tiếp tục giảm tại các vùng trồng cà phê trọng điểm trong nước.

Giá cà phê hôm nay 22/10: Nguy cơ dưới mốc 31.000 đồng/kg, nhu cầu thế giới giảm tiếp do Covid-19
Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.000 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê cùng ở mức 31.100 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 31.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 31.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 31.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp).

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 31.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 31.400 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 31.300 đồng/kg. Như vậy, hôm nay cà phê tại các vùng trọng điểm giảm tiếp 200 - 300 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá cà phê Robusta tại London tiếp tục giảm 15 USD/tấn (1,19%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.250 USD/tấn, giao tháng 3/2021 giảm 9 USD ở mức 1.279. Trong khi đó, tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm nhẹ 0,75 cent/lb (0,71%) ở mức 104,15 cent/lb, giao tháng 3/2021 giảm 0,8 cent/lb (0,74%) xuống mức 107 cent/lb.

Theo các thành viên Diễn đàn của người làm cà phê Việt Nam, giá cà phê 2 sàn kỳ hạn sụt giảm với khối lượng thương mại không cao, khi đầu cơ chuyển vốn tìm nơi trú ẩn, tránh khỏi những bất ổn có thể xảy ra ngay trước và sau bầu cử tổng thống Mỹ. Bên cạnh đó, mưa xuất hiện trở lại đẩy lùi lo ngại về thời tiết khô hạn tại Brazil. Nhu cầu cà phê Arabica vẫn yếu do một làn sóng lây nhiễm virus corona mới buộc một số quốc gia châu Âu hạn chế hoạt động các quán cà phê và nhà hàng.

Sản lượng cà phê Arabica của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua do sâu hại tấn công và thời tiết diễn biến bất thường. Bệnh gỉ sắt, bệnh sâu đục thân trắng, các trận mưa lớn kéo dài kết hợp với việc thiếu lao động có tay nghề trong việc loại bỏ cây nhiễm bệnh… đã khiến sản lượng cà phê Arabica của Ấn Độ giảm mạnh.