Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 66.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 66.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 66.500 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 66.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 66.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 66.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 66.300 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 66.400 đồng/kg.
Thị trường cà phê trong nước quay đầu giảm so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2023 giảm 7 USD/tấn, ở mức 2.462 USD/tấn, giao tháng 1/2024 giảm 3 USD/tấn, ở mức 2.369 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2023 giảm 1,05 cent/lb, ở mức 146,15 cent/lb, giao tháng 3/2024 giảm 1,15 cent/lb, ở mức 147,2 cent/lb.
Cà phê Arabica tiếp tục chịu sức ép của lực bán khi đồng nội tệ Brazil suy yếu trở lại. Thị trường tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết tại các vùng trồng cà phê lớn ở miền nam Brazil, với những thông tin trái chiều nhau. Hiện giá cà phê Arabica đã xuống mức thấp nhất gần 9 tháng qua.
Trong bối cảnh đó, cà phê Robusta bị kéo giảm theo sàn New York. Từ đầu tuần cà phê trên sàn London liên xuống nhịp nhàng qua mỗi phiên.
Thời gian qua, chính lực bán mạnh khi vào vụ thu hoạch của Brazil đã kìm hãm giá cà phê thế giới. Theo thống kê, Brazil đã xuất khẩu 3,35 triệu bao cà phê nhân (loại 60kg) trong tháng 8/2023, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu Robusta tăng mạnh 443% lên 698.856 bao, trong khi xuất khẩu Arabica tăng 11,2% đạt 2,65 triệu bao.
Robusta xuất khẩu của quốc gia này cao ngất ngưởng do nhu cầu tăng vọt khi sản lượng sụt giảm tại Việt Nam và Indonesia. Nguồn cung thời gian qua cũng được bổ sung bởi các nước khu vực châu Phi.
Uganda đã xuất khẩu lượng cà phê hàng tháng kỷ lục trong tháng 8/2023, sau vụ thu hoạch dồi dào ở phía Tây Nam nước này. Uganda là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất châu Phi, theo sau là Ethiopia. Các nước này chủ yếu trồng giống cà phê Robusta.
Như vậy, dù tình hình nguồn cung tại Việt Nam khá eo hẹp, nhưng thời gian qua cà phê vẫn giảm khi trượt dài từ đỉnh. Nguyên nhân do được bổ sung đáng kể từ châu Phi và Brazil. Giá cao đã khiến người trồng đẩy mạnh bán ra lượng cà phê dự trữ.
Từ tình hình trên có thể thấy nguồn dự trữ sẽ không còn nhiều khi Việt Nam ra hàng vụ cà phê tới, điều này là tiền đề có thể giúp cà phê Việt Nam tăng mạnh trong trung hạn.