KTĐT - Nhật báo Phố Wall số ra ngày 24/2 cảnh báo đà tăng mạnh của giá dầu nếu duy trì lâu sẽ phá vỡ sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi giá dầu mỏ thế giới trong phiên giao dịch ngày 23/2 tiếp tục tăng cao kỷ lục, lên hơn mức 110 USD/thùng. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 10/2008, thời điểm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng mức giá ngất ngưởng này sẽ đẩy các chi phí tăng lên khiến lạm phát sẽ cao hơn, từ đó buộc người dân phải hạn chế chi tiêu. Ông James Hamilton, nhà kinh tế thuộc Đại học California-San Diego, cho rằng nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế khi giá dầu tăng xuất phát từ những người tiêu dùng Mỹ. Tính chung dân Mỹ tiêu thụ khoảng 140 tỷ galông xăng/năm.
Do đó, việc trong ba tháng qua giá xăng tăng theo đà tăng của giá dầu đã gây thiệt hại đáng kể cho túi tiền của người tiêu dùng Mỹ và điều này có thể cản trở sự phục hồi kinh tế của nước này khi tiêu dùng chiếm tới 70% nền kinh tế Mỹ.
Theo "Nhật báo Phố Wall," giá năng lượng cao thường ảnh hưởng xấu đến các công ty hướng đến người tiêu dùng, đặc biệt là các công ty sản xuất các mặt hàng không thiết yếu như ôtô, phim ảnh, tivi màn hình lớn... Khi người tiêu dùng phải chi nhiều hơn cho các cây xăng thì họ thường bù đắp lại bằng việc hạn chế mua những thứ không thực sự cần thiết.
Ngoài ra, giá lương thực đang tăng cũng làm giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu. Dean Maki, một nhà kinh tế tại ngân hàng Barclays, cho rằng một trong những rủi ro chính đối với nền kinh tế hiện nay là một cú sốc giá năng lượng, đặc biệt nếu nó đi cùng với một cú sốc giá lương thực.
Tuy vậy, đa số các nhà kinh tế dự báo rằng giá dầu phải tăng lên ít nhất là 120 USD/thùng và đứng ở mức đó thì mới đe dọa sự phục hồi kinh tế. Điều này một phần là do giá dầu tăng không chỉ do nhu cầu tăng và giá dầu tăng cũng khó có thể dẫn đến việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất ngắn hạn sớm hơn hay thắt chặt tín dụng./.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi giá dầu mỏ thế giới trong phiên giao dịch ngày 23/2 tiếp tục tăng cao kỷ lục, lên hơn mức 110 USD/thùng. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 10/2008, thời điểm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng mức giá ngất ngưởng này sẽ đẩy các chi phí tăng lên khiến lạm phát sẽ cao hơn, từ đó buộc người dân phải hạn chế chi tiêu. Ông James Hamilton, nhà kinh tế thuộc Đại học California-San Diego, cho rằng nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế khi giá dầu tăng xuất phát từ những người tiêu dùng Mỹ. Tính chung dân Mỹ tiêu thụ khoảng 140 tỷ galông xăng/năm.
Do đó, việc trong ba tháng qua giá xăng tăng theo đà tăng của giá dầu đã gây thiệt hại đáng kể cho túi tiền của người tiêu dùng Mỹ và điều này có thể cản trở sự phục hồi kinh tế của nước này khi tiêu dùng chiếm tới 70% nền kinh tế Mỹ.
Theo "Nhật báo Phố Wall," giá năng lượng cao thường ảnh hưởng xấu đến các công ty hướng đến người tiêu dùng, đặc biệt là các công ty sản xuất các mặt hàng không thiết yếu như ôtô, phim ảnh, tivi màn hình lớn... Khi người tiêu dùng phải chi nhiều hơn cho các cây xăng thì họ thường bù đắp lại bằng việc hạn chế mua những thứ không thực sự cần thiết.
Ngoài ra, giá lương thực đang tăng cũng làm giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu. Dean Maki, một nhà kinh tế tại ngân hàng Barclays, cho rằng một trong những rủi ro chính đối với nền kinh tế hiện nay là một cú sốc giá năng lượng, đặc biệt nếu nó đi cùng với một cú sốc giá lương thực.
Tuy vậy, đa số các nhà kinh tế dự báo rằng giá dầu phải tăng lên ít nhất là 120 USD/thùng và đứng ở mức đó thì mới đe dọa sự phục hồi kinh tế. Điều này một phần là do giá dầu tăng không chỉ do nhu cầu tăng và giá dầu tăng cũng khó có thể dẫn đến việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất ngắn hạn sớm hơn hay thắt chặt tín dụng./.