80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá dầu đi xuống do lo ngại thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung chưa thể kích cầu

Kinhtedothi - Giá “vàng đen” quay đầu giảm trong phiên ngày 15/1 do thị trường lo ngại thỏa thuận thương mại sơ bộ Mỹ - Trung chưa thể thúc đẩy mạnh nhu cầu.
Giá dầu chịu sức ép đi xuống trong phiên này trong bối cảnh các nhà giao dịch cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung dự kiến được ký kết tuần này có thể không giúp đẩy nhu cầu nhiên liêu tăng cao vì Mỹ dự định vẫn áp dụng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên 15/1.
Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ngày 15/1 sẽ ký Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 tại Nhà Trắng. Các điều khoản của thỏa thuận bao gồm việc kêu gọi Trung Quốc mua thêm hơn 50 tỷ USD nguồn cung năng lượng.
Thỏa thuận này được ký sau khoảng 17 tháng căng thẳng thương mại giữa hai bên và được trông đợi sẽ tạo tiền đề cho một thỏa thuận toàn diện hơn.
Tuy nhiên, trong tuyên bố chung ngày 14/1, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nhấn mạnh rằng “không có thêm thỏa thuận giảm thuế trong tương lai" và rằng bất kỳ tin đồn trái ngược nào đều "hoàn toàn sai".
Bộ trưởng Mnuchin thông tin thêm rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cân nhắc nới lỏng thuế quan nếu Mỹ và Trung Quốc đẩy nhanh việc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 2.
Điều này có thể kiềm chế sự tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc bằng cách hạn chế quyền truy cập vào đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này. Nhu cầu của Trung Quốc là động lực chính cho tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu.
Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 15/1, giá dầu Brent giảm 21 xu Mỹ, tương đương 0,3%, xuống mức 64,28 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng hạ 23 xu Mỹ, tương đương 0,4%, được giao dịch ở mức 58,00 USD/thùng.
Giá dầu phục hồi trong phiên 14/1, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp đã khiến hợp đồng dầu WTI xuống thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2019. Chốt phiên 13/1, giá dầu WTI chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3/12/2019, và giá dầu Brent khép phiên tại mức thấp nhất kể từ ngày 12/12/2019.
Giá “vàng đen” nhảy vọt hồi đầu tháng này khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng sau khi vụ không kích của Mỹ tại Iraq khiến một chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran thiệt mạng.
Tuy nhiên, giá dầu thế giới đã xóa sạch đà tăng trong tuần trước khi căng thẳng chính trị tại Trung Đông dường như dịu bớt sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhắm vào các căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq mà không gây thương vong.
Các chuyên gia phân tích cho biết sự tập trung chú ý trở lại những yếu tố cơ bản chi phối thị trường khi nỗi lo địa chính trị được xoa dịu.
Bên cạnh đó, trong phiên giao dịch ngày 15/1, những lo ngại về việc nguồn cung tăng mạnh cũng gây áp lực lên giá dầu mỏ sau báo cáo cho biết sản lượng dầu của Mỹ - nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, sẽ tăng cao hơn trong năm 2020 so với dự báo trước đó.
Ngoài ra, một báo cáo công bố hôm 14/1 cho biết lượng tồn kho dầu thô của Mỹ cũng tăng trong tuần trước.
“Cả nguồn cung và tiêu thụ dầu toàn cầu được dự báo sẽ tăng trong năm 2020, với nguồn cung từ các nhà sản xuất ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đặc biệt là Mỹ, Na Uy, Brazil và Canada, vượt mức bù đắp sản lượng bị OPEC cắt giảm”, Tiến sĩ Linda Capuano, Quản trị viên của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA), cho biết.
Chiến lược gia thị trường Stephen Stephenes của AxiTrader lưu ý: “Các nhà đầu tư có thể hết sức lo ngại về các nguồn cung từ các nước không thuộc OPEC sẽ được tung ra thị trường trong năm nay”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Gã khổng lồ" Nvidia vẫn quyết bán chip AI cho Trung Quốc

"Gã khổng lồ" Nvidia vẫn quyết bán chip AI cho Trung Quốc

16 Jul, 07:25 AM

Kinhtedothi - Gã khổng lồ sản xuất chip Mỹ Nvidia cho biết có kế hoạch nối lại việc bán chip trí tuệ nhân tạo cho Trung Quốc - sản phẩm đang trở thành một phần trong cuộc đua toàn cầu giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ