Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá dịch vụ thoát nước: Xác định lộ trình để thực hiện

Thịnh An- Hồng Thái. Ảnh: Thanh Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 9/12, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa XVI, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết, Sở Xây dựng đã phối hợp cùng Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP.

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong trả lời tại phiên chất vấn
Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong trả lời tại phiên chất vấn
Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong trả lời tại phiên chất vấn
Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong trả lời tại phiên chất vấn

Tính đúng, tính đủ các chi phí

Tham gia trả lời chất vấn về giá dịch vụ thoát nước, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết, Sở Xây dựng đã phối hợp cùng Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan để xây dựng giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP. Hiện nay, giá dịch vụ được xây dựng trên cơ sở chi phí tính đúng, tính đủ các chi phí đầu vào. Đặc biệt là các chi phí liên quan đến quản lý, vận hành, duy trì, bảo dưỡng hệ thống bởi, khấu hao tài sản được hình thành qua quá trình đầu tư hệ thống thoát nước cũng như các cơ sở xử lý nước thải.

Đối với chi phí dịch vụ thoát nước đã thực hiện theo quy trình và lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, báo cáo với tập thể UBND TP 3 lần vào các năm 2017, 2018 và năm 2021. Đây là vấn đề khó, trong quá trình xây dựng, để tổng hợp được những chi phí này, đặc biệt là liên quan đến việc xác định được tất cả những chi phí đầu tư từ nguồn ngân sách cho hệ thống này được hình thành qua rất nhiều thời kỳ. Cho nên, việc phải tính đúng, tính đủ các chi phí để xây dựng cơ sở cũng đã được rà soát. Đồng thời, đã triển khai thực hiện báo cáo qua các vòng; lấy ý kiến phản biện của HĐND, MTTQ và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động của chính sách.

Qua kết quả tính toán về chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải đến nay đã tính toán được khoảng 13.067 đồng/m3. Để triển khai thực hiện việc này, cũng xác định lộ trình để thực hiện việc thu phí dịch vụ thoát nước.

"Chúng ta sẽ thực hiện thu thông qua giá nước. Lộ trình năm thứ nhất sẽ thực hiện thu 10%, đến năm thứ 5 sẽ thu khoảng 35% đối với nước thải sinh hoạt. Đối với nước thải của các cơ sở sản xuất thì thu từ 10% đến 40%. Hiện nay cũng đã hoàn thành được tất cả các hồ sơ và đang trình UBND TP. UBND TP đang dự kiến họp để thông qua cái nội dung liên quan đến cái giá dịch vụ thoát nước" - Giám đốc Sở Xây dựng thông tin.

Đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường

Liên quan xử lý nước thải trong Khu công nghiệp Quang Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT Mai Trọng Thái cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP tại văn bản số 5679 ngày 15/6/2022, giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường Công an Thành phố Hà Nội (PC05) cùng các đơn vị liên quan, Ban Quản lý Khu công nghiệp chế xuất rà soát việc tổ chức thực hiện; rà soát biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức theo kiến nghị của Cục Cảnh sát Môi trường. Sở TN&MT đã tổ chức thành lập 2 đoàn kiểm tra 2 đợt. Đợt 1 kiểm tra ngày 16/8/2022 và đợt kiểm tra ngày 2/11/2022. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu nước thải sau xử lý để kiểm chứng, đối chiếu. Qua phân tích các mẫu nước thải tại phòng thí nghiệm đều đạt quy chuẩn. Trong quá trình thực hiện, Sở TN&MT, Cục Cảnh sát Môi trường và các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm tra, giám sát và đánh giá.

Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT Mai Trọng Thái trả lời tại phiên chất vấn
Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT Mai Trọng Thái trả lời tại phiên chất vấn

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT Mai Trọng Thái, trong thời gian tới, liên ngành đã yêu cầu chủ đầu tư Khu công nghiệp Quang Minh phải chấp hành thực hiện các nội dung: Đảm bảo toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, không gây ô nhiễm môi trường nước tiếp nhận; Yêu cầu chủ đầu tư phải vận hành thường xuyên, liên tục hệ thống xử lý nước thải tập trung; Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời để khắc phục sự cố, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường trước khi xả thải.

Hai là khẩn trương hoàn thành việc đầu tư xây dựng, lắp đặt công trình thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành.

Ba là phối hợp với đơn vị quan trắc của Bộ TN&MT lập kế hoạch quan trắc nước thải sau xử khi xử lý để xả ra môi trường. Ban Quản lý Khu công nghiệp, chế xuất Hà Nội và Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp giám sát. Việc này ngoài thực hiện quan trắc tự động thì phải có trách nhiệm thực hiện trong 15 ngày/lần lấy mẫu để kiểm chứng.

Bốn là giao Ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất giám sát nước thải sau khi qua hệ thống xử lý theo kế hoạch quan trắc giám sát của chủ đầu tư và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi theo quy định của pháp luật.