Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá lợn tăng cao kỷ lục, Bộ Nông nghiệp khuyên doanh nghiệp không nên “tham bát bỏ mâm”

Kinhtedothi - Tại Hội nghị triển khai một số giải pháp thúc đẩy sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi tổ chức ngày 26/12, vai trò của các doanh nghiệp (DN) đối với tình trạng giá lợn tăng cao là vấn đề được đặc biệt quan tâm.
 Quang cảnh Hội nghị 
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện nay số lượng lợn thiệt hại do dịch tả châu Phi đang trong giai đoạn thấp nhất. Tuy nhiên, giá lợn tại nhiều địa phương vẫn còn rất cao, cá biệt có nơi lên tới gần 100.000 đồng/kg lợn hơi. 
Nguyên nhân là bởi giá lợn đang trở thành “câu chuyện kỹ thuật”. Giá lợn cao làm phát sinh tình trạng “găm hàng”. “Nhiều người “ôm” hàng nghìn con lợn từ vùng này vùng khác nuôi, chờ giá lên cao mới bán” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu hiện tượng.  
Không chỉ vậy, còn có tình trạng người chăn nuôi giữ lợn, nuôi cao đến 1,2 tạ nhưng vẫn chưa xuất chuồng. Trong khi đó, một bộ phận người chăn nuôi bất chấp quy định để tái đàn khiến tình hình dịch bệnh phức tạp hơn... 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, giá lợn là câu chuyện thị trường, nhưng thị trường là do con người tạo ra. Đối với giá lợn trong nước, các DN có lợi thế và đang “cầm trịch”. Sở dĩ vậy là bởi các DN hiện đã làm chủ được công nghệ chăn nuôi, trình độ quản trị cũng trở thành một nghệ thuật. Không chỉ vậy, các DN đang nắm giữ 109.000 con lợn giống – cơ sở rất quan trọng để phục vụ tái đàn lợn sau dịch tả châu Phi. 
 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Thực hiện hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, nếu thiếu thịt lợn thì sẽ nhập; Thiếu đến đâu, nhập đến đó để bảo đảm nguồn cung cho thị trường, nhất là dịp Tết Canh Tý năm 2020. Và điều này sẽ không có lợi cho chính các DN. 
Cũng theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, nếu các DN “bắt tay”, chia sẻ khó khăn với người dân, các bộ ngành thì giá lợn sẽ được kiểm soát. Chính vì vậy, DN không nên “tham bát bỏ mâm”, bởi khi giá lên cao, người dân sẽ chuyển sang sử dụng thực phẩm khác thay thế. Cùng với việc thịt lợn nhập ngoại tràn vào sẽ rất nguy hiểm cho sản xuất về lâu dài…” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cảnh báo. 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị các DN phải trở thành “hạt nhân” dẫn dắt cung ứng dịch vụ. “Đẻ ra con giống tốt nhất phải bán cho bà con. Mình làm chủ được công nghệ thì có thể tự xử lý được…” – Bộ trưởng nói.
Liên quan tới giá lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các DN thống nhất cùng nhau theo hướng tích cực nhất. Lấy phương châm phát triển bền vững, số lượng và thị trường làm chiến lược bền vững, chứ không phải chỉ ăn mỗi Tết Canh Tý.
Cùng với đó, lấy văn hoá của người sản xuất, không để người dân quay sang ăn thịt gia cầm, trứng, thuỷ sản. “Kinh doanh văn hoá mới là thứ trường tồn. Làm thế nào để người tiêu dùng chia sẻ, sử dụng, không quay lưng với thịt lợn…” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ