Giá thép xây dựng hôm nay 15/7: Giá thép trong nước tiếp tục duy trì đi ngang

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường trong nước tiếp tục bình ổn giá bán tính đến nay đã nửa tháng. Trên sàn giao dịch Thượng Hải chốt phiên giao dịch bật tăng trở lại lên mức 5.496 Nhân dân tệ/tấn.

 Nhiều thương hiệu trong nước duy trì ổn định giá từ đầu tháng 7 tới nay.

Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, hiện dòng thép cuộn CB240 dao động từ 15.690 - 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.550 - 16.800 đồng/kg.
Tập đoàn Hòa Phát với thép cuộn CB240 tiếp tục duy trì ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định ở mức giá 16.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức kéo dài chuỗi ngày ổn định giá từ 1/7 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.390 đồng/kg; thép D10 CB300 duy trì mức giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.700 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.690 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung tiếp tục đi ngang, dòng thép cuộn CB240 có mức từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg
Thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, thép cuộn CB240 hiện mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina ổn định giá bán từ 21/6 tới nay với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá là 17.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện  thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam bình ổn giá bán, đặc biệt dòng thương hiệu thép Tung Ho và Pomina đã ổn định từ 21/6 tới nay, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng mạnh 47 Nhân dân tệ lên mức 5.543 Nhân dân tệ/tấn. Trong phiên giao dịch sáng nay, có nhiều thời điểm giá thép đã tăng mạnh, chạm mức 5.590 Nhân dân tệ/tấn.
Theo S&P Global Platts, kể từ đầu tháng 7, chính quyền Bắc Kinh đã bắt đầu mở rộng nỗ lực cắt giảm sản lượng thép trên toàn quốc theo mục tiêu duy trì sản lượng vào năm 2021 thấp hơn so với năm 2020, việc này là một phần trong kế hoạch tổng thể nhằm hạn chế lượng khí thải carbon ra môi trường của quốc gia sản xuất và xuất khẩu kim loại hàng đầu thế giới này.
Nguyên nhân do việc hạn chế sản lượng dự kiến sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung, kéo theo đó là sự tăng vọt của giá thép trong nửa cuối năm. Đây là một tình huống mà Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát thông qua một số biện pháp trong những tháng gần đây.
Cho đến nay, các nhà máy lớn ở 11 tỉnh, cũng như ở Thượng Hải và Trùng Khánh, đã nhận được lệnh phải duy trì sản lượng thép thô trong phạm vi không vượt quá mức ghi nhận vào năm 2020. Tương tự, chủ trương này dự kiến cũng sẽ được áp dụng tại các tỉnh khác.
Tuy nhiên, nhiều nhà máy thép vẫn chưa chốt kế hoạch cắt giảm sản lượng do Chính phủ không ấn định một lịch trình cụ thể. Một số nhà máy có xu hướng chỉ thực sự cắt giảm sản lượng khi lợi nhuận của họ có xu hướng đi xuống.
Đối với các nhà máy có sản lượng thép thô trong 6 tháng đầu năm vượt quá mức của năm trước, các cơ quan chức năng yêu cầu phải cắt giảm sản lượng trong nửa cuối năm để đảm bảo sản lượng tổng thể hàng năm không vượt quá mức đề ra.
Mặc dù các cơ sở luyện gang và thép mới đi vào hoạt động, thông qua cơ chế hoán đổi công suất, sẽ không phải bị chi phối bởi quy định cắt giảm này, song các cơ sở này chỉ có thể hoạt động trở lại sau khi các cơ sở thay thế ngừng hoạt động.
Tại một diễn biến khác, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 6 đạt gần 708 nghìn tấn, giá trị hơn 325 triệu USD, không biến đổi về lượng và tăng 13% về giá trị so với tháng 5.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá hơn 1,4 tỷ USD tăng 32% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu phế liệu thép trong tháng 6 đạt 459 USD/tấn, tăng 13% so với tháng 5 và tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2020. Tính chung 6 tháng đầu năm, giá nhập khẩu phế liệu thép đạt 411 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam tiếp tục nhập khẩu lượng lớn phế liệu thép từ các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Australia và Hong Kong. Đáng chú ý, trong tháng 6, nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Mỹ đạt 274 nghìn tấn, tương đương 124,5 triệu USD, tăng hơn 2 lần về lượng và giá trị so với tháng 5.