Giá thép xây dựng hôm nay 30/6: Trong nước ổn định, giảm nhẹ trên sàn giao dịch

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép trong nước hôm nay (30/6), tại thị trường thép trong nước tiếp tục duy trì ổn định. Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép giảm nhẹ xuống mức 5.113 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép trong nước đã ổn định 10 ngày liên tiếp từ sau đợt giảm mạnh ngày 21/6.

Giá thép tại miền Bắc
Hôm nay (30/6), Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận ổn định giá bán 10 ngày liên tiếp (từ ngày 21/6 đến nay), hiện thép cuộn CB240 ở mức 16.600 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.900 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.650 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.980 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, với thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.700 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.850 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Kyoei, hiện dòng thép cuộn CB240 tiếp tục ổn định ở mức 16.650 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 17.000 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 hiện có giá 16.340 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.090 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá là 17.100 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Nam tiếp tục ổn định giá bán từ ngày 21/6 tới nay, hiện giá thép cuộn CB240 dao động từ 16.190 đến 17.000 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 duy trì mức giá từ 16.040 tới 17.360 đồng/kg
Cụ thể, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 17.000 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá là 17.150 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ với thép cuộn CB240 đang có giá 16.190 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Với thương hiệu Hòa Phát, 2 sản phẩm của hãng tiếp tục duy trì ổn định giá, hiện thép cuộn CB240 ở mức 16.600 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.850 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, hiện thép cuộn CB240 giảm mạnh xuống mức 16.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.650 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức 16.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.10 0 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Chốt phiên giao dịch, giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ 12 Nhân dân tệ xuống mức 5.113 Nhân dân tệ/tấn.
Theo Bộ Công nghiệp, Khai khoáng và Thương mại Iran, công suất sản xuất thép của nước này đã tăng mạnh mẽ từ 123 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 3/2014 (theo lịch Iran), lên 230 triệu tấn vào năm ngoái (kết thúc vào tháng /3/2021).
Các số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) cho thấy, với sản lượng thép trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 12,5 triệu tấn, Iran đứng thứ 10 thế giới về sản lượng thép.
Số liệu của WSA cũng cho hay, nhóm 64 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới đã sản xuất 837,5 triệu tấn thép trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới với tổng sản lượng 473,1 triệu tấn.
Tiếp đến là Ấn Độ với 48,6 triệu tấn. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ ba với sản lượng 40 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil xếp lần lượt ở các vị trí từ thứ tư đến thứ chín.
Ngành công nghiệp sản xuất thép của Iran đã liên tục phát triển trong những năm qua, bất chấp những tác động do lệnh trừng phạt của Mỹ và đại dịch Covid-19 gây ra.
Iran dự kiến sẽ vươn lên vị trí thứ 7 trong số các nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới vào năm 2024 (kết thúc vào tháng 3/2025 theo lịch Iran). Công suất sản xuất của nước này đã tăng mạnh từ 123 triệu tấn năm 2013 (kết thúc vào tháng 3/2014), lên 230 triệu tấn vào năm 2020 (kết thúc vào tháng 3/2021).
Tại một diễn biến khác, Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định EVFTA tiếp tục tác động tích cực đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU khi tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều trong quý I/2021 cao hơn nhiều so với mức tăng của 5 tháng cuối năm 2020 (sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực) và năm 2020.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I/2021 kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU đạt 13,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 9,65 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận khi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của khu vực vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 trong bối cảnh kinh tế EU vẫn đối mặt với nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19 diễn biến khó lường, ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng EU.
Về mặt hàng, Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ xuất khẩu nhiều nhóm mặt hàng sang thị trường EU khi tốc độ tăng trưởng quý I/2021 khả quan hơn so với 5 tháng cuối năm 2020 và cả năm 2020 như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; giày dép các loại; sắt thép các loại; sản phẩm từ sắt thép; gỗ và sản phẩm từ gỗ...
Cụ thể, xuất khẩu sắt thép các loại là mặt hàng có mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất, tăng hơn 566% trong quý I/2021 so với mức khi tăng 46,7% trong 5 tháng cuối năm 2020, sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Mức tăng trưởng này cho thấy các doanh nghiệp ngành thép đã ngày càng quan tâm khai thác thị trường EU và đã tận dụng tốt những ưu đãi mà Hiệp định EVFTA mang lại. Theo cam kết trong Hiệp định EVFTA, thuế suất nhập khẩu sắt thép các loại của EU từ Việt Nam hầu hết đã về 0%, trừ 3 mã hàng 72024910; 72024950 và 72024990 có lộ trình giảm thuế B7.