Giá tiêu hôm nay 17/9: Thị trường thế giới tiếp đà tăng, giá tiêu trong nước kỳ vọng vào EVFTA

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 17/9/2020 ở Tây Nguyên và miền Nam tiếp tục đi ngang, trong khi giá tiêu trên thị trường Ấn Độ đang có các phiên tăng liên tiếp.

Theo ghi nhận trên thị trường giá nông sản trong nước, giá tiêu đầu giờ sáng hôm nay 17/9/2020 đang đi ngang so với hôm qua.
Giá tiêu hôm nay 17/9: Thị trường thế giới tiếp đà tăng, giá tiêu trong nước kỳ vọng vào EVFTA
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 47.500 đồng/kg.

Đồng Nai giá tiêu hôm nay ở mức 47.500 đồng/kg, tăng nhẹ.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay vẫn được thu mua 50.000 đồng/kg. Đây vẫn là địa phương có giá cao nhất toàn miền.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch sáng nay, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ chốt ở mức 34.500 rupee/tạ, tăng 200 rupee/tạ (0,58%); giá giao tháng 8/2020 tăng 100 rupee/tạ (0,29%), ở mức 35.050 rupee/tạ.

Trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu ở Ấn Độ cũng như các nước khác đang ngày một tăng lên do giá tiêu ngày càng giảm. Nhu cầu công nghiệp nói chung ở Ấn Độ đang tăng lên vì nước này cần tối thiểu 5.000 tấn hạt tiêu trong một tháng để phục vụ cho nhu cầu nội địa. Hiện tại, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là 3 nước tiêu thụ hạt tiêu hàng đầu thế giới.

Với nhập khẩu hồ tiêu của Na Uy, 7 tháng năm 2020, nhập khẩu hồ tiêu vào nước này tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019 với tổng lượng nhập khẩu là 314 tấn, trong đó tiêu hạt chiếm 43% tương đương 135 tấn và tiêu xay chiếm 57% tương đương 179 tấn. Tổng chi tiêu cho nhập khẩu tiêu của Na Uy trong 7 tháng 2020 là 2,4 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Do đó, ghi nhận giá trung bình nhập khẩu tiêu của Na Uy là 7.673 USD/tấn đối với tiêu hạt và 8.004 USD/tấn đối với tiêu xay.

5 quốc gia là nhà cung cấp tiêu hàng đầu của Na Uy trong 7 tháng 2020 là Ấn Độ với 130 tấn (giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019), Việt Nam với 100 tấn (tăng 50%), Brazil với 25 tấn (giảm 8%), Sri Lanka với 10 tấn (tăng 21%) và Đan Mạch với 8 tấn (tăng 4 tấn).

Liên tiếp những ngày đầu tháng 9/2020 đã chứng kiến các lễ xuất khẩu nhiều loại nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU sau khi có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA). Theo thống kê sơ bộ, chỉ sau 1 tháng thực hiện hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông sản sang EU có thể tăng 15 – 17% so với tháng 7/2020.