Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần giá tiêu nội địa đi ngang. Giữa tuần thị trường tăng nhẹ 1 phiên nhưng giảm vào thời điểm cuối tuần.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.728 USD/tấn, giảm 0,21%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.050 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.453 USD/tấn, giảm 0,23%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn. Cuối tuần, đồng USD có chuỗi đà tăng khiến giá tiêu xuất khẩu các nước suy yếu.
Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế nhận định, thị trường hạt tiêu tuần này phản ứng khá tích cực và không có quốc gia nào báo giảm.
Nổi bật trong tuần là Việt Nam công bố số liệu xuất nhập khẩu hồ tiêu nửa đầu tháng 7/2023, cho thấy có sự giảm tốc. Trong khi đó đồng USD hồi phục đang đe dọa giá tiêu xuất khẩu các nước.
Báo cáo mới nhất của Ned Spice cho hay, vụ thu hoạch tiêu chính đã bắt đầu ở Espírito Santo, Brazil. Điều này kéo theo giá tiêu Brazil có xu hướng giảm những tuần gần đây. Vụ thu hoạch ở Indonesia cũng đã bắt đầu, sản lượng dự kiến sẽ nhỏ hơn đáng kể so với vụ trước.
Ned Spice đánh giá, mức tồn kho vẫn ở mức khá trên toàn cầu, nhưng sản lượng thế giới hàng năm sẽ dưới mức nhu cầu trong những năm tới.
Với thị trường trong nước, doanh nghiệp này nhận định chỉ khoảng một phần ba vụ mùa năm 2023 còn tồn kho trong nước. Giá đã giảm gần đây do nhu cầu từ Trung Quốc chậm lại.
Động lực cung và cầu dài hạn vẫn không thay đổi, với diện tích trồng giảm ở Việt Nam và Indonesia. Mức giá thấp trong thời gian gần đây đã thúc đẩy nông dân các quốc gia này chuyển sang cây trồng thay thế. Tại Brazil cũng ghi nhận tình trạng tương tự khi cà phê năm nay được mùa.