Giá tiêu hôm nay 30/5: Thị trường đang là cơ hội bắt đáy cho đầu cơ?

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 30/5 trong khoảng 70.000 - 73.000 đồng/kg. Tổng kết tháng 5/2022, giá tiêu giảm 5.500 - 6.000 đồng/kg, có lúc thủng mốc 70.000 đồng/kg. Thị trường liệu đã tạo đáy với mức giá này?

Giá tiêu hôm nay 30/5: Thị trường đang là cơ hội bắt đáy cho đầu cơ?
Giá tiêu hôm nay 30/5: Thị trường đang là cơ hội bắt đáy cho đầu cơ?

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước sau khi có 2 phiên tăng liên tiếp đã chững lại. Tuy nhiên, tổng kết tuần trước giá tiêu mất 2.000 - 2.500 đồng/kg tùy từng địa phương. Tuần trước nữa giá tiêu mất 500 - 1.000.

Thị trường hồ tiêu trong nước ảm đạm cùng xu thế chung với các quốc gia khác, khi Cộng đồng Hồ tiêu thế giới báo cáo cả tuần qua ghi nhận triển vọng khá tiêu cực, không có nguồn nào tăng điểm. Đặc biệt tỷ giá đồng USD quá cao đã đè nặng lên giá hồ tiêu.

Tổng kết tháng 5/2022, giá tiêu giảm 5.500 - 6.000 đồng/kg, có lúc thủng mốc 70.000 đồng/kg. Cuối tháng, những thông tin tích cực từ việc cảng Thượng Hải sầm uất trở lại, thương lái Trung Quôc tích cực hỏi mua hàng đã giúp giá tiêu hồi phục nhẹ. Vậy câu hỏi đặt ra là thị trường đã tạo đáy chưa?

Theo các chuyên gia, tháng 5/2022 có 3 yếu tố chính đẩy giá tiêu giảm. Một là tỷ giá khiến nhu cầu toàn cầu giảm. Hai là xuất khẩu đủ hàng tháng 6 và quay ngược lại đè giá tiêu trong nước. Ba là việc Trung Quốc tiếp tục hạn chế nhập tiêu vì Covid-19.

Sang tháng 6/2022, 3 yếu tố trên đã không còn ảnh hưởng mạnh. Do vậy thời điểm này chính là cơ hội bắt đáy cho đầu cơ. Từ đầu năm, rất nhiều lần có tin đồn Trung Quốc tăng mua, nhưng thống kê sản lượng thực tế sang thị trường này lại rất thấp. Mỗi lần như vậy lại là cơ hội cho đầu cơ trong nước thao túng giá mặt hàng này. Xét về thị trường, hiện Trung Quốc không còn nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam. Nhưng nếu khôi phục lại sản lượng xuất khẩu như trước thời điểm Covid-19 thì đây sẽ là nhân tố đẩy giá tiêu tăng mạnh.

Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế đánh giá triển vọng giá hồ tiêu trong trung và dài hạn vẫn tương đối tích cực bởi sản lượng dự báo tiếp tục giảm khoảng 3% trong năm nay. Thậm chí có thể giảm hơn bởi báo cáo vụ mùa của Việt Nam, Campuchia hay Sri Lanka đều giảm từ 10% - 20%.