Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá USD tăng chỉ là “sóng”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp là không điều chỉnh tỷ giá từ nay đến hết năm, nhưng diễn biến giá USD những ngày qua vẫn có những biến động tăng.

Nguồn cung ngoại tệ dồi dào

Tốc độ tăng giá USD tháng 11 so với tháng 10 tuy ngược chiều so với biến động của giá tiêu dùng (tăng 0,23% so với giảm 0,27%) nhưng lại thấp hơn nhiều khi tính sau 11 tháng (tăng 0,68% so với tăng 2,08%) và khi tính bình quân 11 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước (tăng 0,52% so với tăng 4,3%). Theo đó, giá USD sau khi tăng cao trong thời gian 2008 - 2010 (tăng 8,88%/năm) đã tăng thấp từ năm 2011 đến nay (năm 2011 tăng 2,24%, năm 2012 giảm 0,96%, năm 2013 tăng 1,09%, 11 tháng năm 2014 tăng 0,68%).

Diễn biến thực tế, xét trong thời gian tương đối dài như trên, chỉ là sóng - tức là do các nhà đầu cơ, đầu tư vào ngoại tệ tạo "sóng", bởi không có "sóng" thì đầu cơ, đầu tư đều không có ý nghĩa do không tạo ra lợi nhuận - chứ chưa phải là xu hướng. Nếu ai đó cho là xu hướng, thì đó là sự nhầm lẫn.

 
Nguồn cung ngoại tệ dồi dào
Người tiêu dùng mua ngoại tệ ở một chi nhánh Maritime Bank tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Không phải là xu hướng còn vì sự biến động giá USD hiện nay không có tính tất yếu của mất cân đối cung - cầu ngoại tệ. Trái lại, quan hệ cân đối cung - cầu ngoại tệ trên thị trường không những không bị thiếu hụt, mà còn thặng dư (cán cân tổng hợp thặng dư 11 tỷ USD). Trạng thái thặng dư này do nhiều yếu tố. Trong quan hệ buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam với nước ngoài đã chuyển từ nhập siêu lớn (thời kỳ 2007 - 2011 nhập siêu 13,5 tỷ USD/năm) sang xuất siêu (thời kỳ 2012 - 2013 xuất siêu khoảng 378 triệu USD/năm; 11 tháng năm 2014 xuất siêu khoảng 2 tỷ USD). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng đạt 11,2 tỷ USD, tăng 6,2%; khả năng cả năm sẽ đạt 12 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 11 tháng giải ngân 4,96 tỷ USD, tăng 5%; khả năng cả năm đạt 5,5 tỷ USD, đạt kỷ lục cho đến nay. Lượng kiều hối dự tính cả năm có thể đạt 12 tỷ  USD, vượt kỷ lục đã đạt được trong năm trước. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam tăng, khả năng cả năm có thể đạt trên 8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay…

Bên cạnh đó là các yếu tố khi CPI 11 tháng chỉ tăng 2,08%, ước cả năm tăng dưới 3%, thấp nhất trong 13 năm qua (tính từ năm 2002); diễn biến đó khiến người dân không đưa VND tìm đến ẩn náu ở ngoại tệ mà trái lại có người còn mang USD bán cho ngân hàng để lấy VND gửi vào ngân hàng. Trong khi đó, "cánh kéo tỷ giá" (chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái VND/USD so với tỷ giá sức mua tương đương) hiện còn 2,86 lần, cao hơn nhiều các nước trong khu vực.

Không nên dùng VND để mua ngoại tệ

Tầm quan trọng của việc tăng, giảm tỷ giá VND/USD được thể hiện trên nhiều mặt, thậm chí còn được coi là một “huyệt” quan trọng trong cơ  thể kinh tế, cần hết sức thận trọng. Rõ nhất là giá hàng hóa xuất/nhập khẩu: Tỷ giá tăng thì xuất khẩu có lợi, tỷ giá giảm thì nhập khẩu có lợi. Tỷ giá tác động đến lạm phát trên 2 mặt: Một mặt là giá nhập khẩu tính bằng VND tăng làm tăng yếu tố chi phí đẩy của lạm phát; mặt khác tác động tâm lý kỳ vọng lạm phát khi làm giảm lòng tin vào VND, việc thu hút tiền gửi VND khó khăn do người có tiền nhàn rỗi tìm nơi trú ẩn là ngoại tệ. Tỷ giá tác động đến vay và trả nợ ngoại tệ khi tính bằng VND… Do vậy, không nên đưa VND vào mua ngoại tệ, trái lại còn đưa ngoại tệ ra bán cho ngân hàng.