Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá vàng hôm nay 18/5: thế giới đảo chiều tăng vọt lên trên ngưỡng 2.400 USD

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (18/5), giá vàng trên thị trường quốc tế đảo chiều tăng mạnh lên trên ngưỡng 2.400 USD/ounce sau khi Trung Quốc công bố doanh số bán lẻ và giá nhà mới không như kỳ vọng.
Giá vàng thế giới tăng vọt lên trên ngưỡng 2.400 USD/ounce.

Cụ thể, lúc 5 giờ 47 phút sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay trên thị trường châu Á giao dịch ở quanh ngưỡng trên 2.414 USD/ounce, tăng mạnh hơn 36 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Chốt phiên giao dịch tại thị trường Mỹ vào rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay ở quanh ngưỡng trên 2.414 USD/ounce, tăng mạnh hơn 37 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch trước đó tại thị trường này.

Thị trường trong nước phiên ngày 17/5, giá vàng miếng SJC đã chững lại khi các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và phát hiện hàng loạt sai phạm của các cơ sở kinh doanh vàng tại TP Hồ Chí Minh.

Cụ thể, giá vàng miếng SJC trên thị trường đứng quanh mức 87,5 – 90 triệu đồng/lượng (mua – bán), đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mua - bán ở quanh mức 87,4 – 89,5 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua và giữ giá chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại mức 87,45 – 89,5 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua và giữ giá chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán tăng ở mức 2,25 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn phiên 17/5 đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước. Cụ thể, nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 75,38 – 76,78 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm mạnh 500.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 1,4 triệu đồng/lượng.

Vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 75,5 – 77 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 250.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước Chênh lệch mua – bán ở mức 1,55 triệu đồng/lượng.

Ngày hôm qua, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc đã công bố doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức dự báo tăng 3,8%, thấp hơn mức tăng 3,1% của tháng 3.

Lĩnh vực kém tích cực nữa phải kể đến là đầu tư tài sản cố định tăng 4,2% trong 4 tháng đầu năm, thấp hơn mức dự báo trước đó 4,6%. Đầu tư bất động sản trong 4 tháng đã giảm 9,8% so với cùng kỳ.

Bất chấp các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã nỗ lực “cứu” thị trường bất động sản, nhưng giá nhà mới tại nước này trong tháng 4 tiếp tục giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2015, đánh dấu 10 tháng giảm liên tiếp.

Tuy nhiên, chỉ só sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tháng 4 tăng tích cực 6,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức dự báo là tăng 5,5%, cao hơn mức tăng của tháng 3 là 4,5%.

Chuyên gia nhận định, nền kinh tế Trung Quốc cho thấy tiêu dùng nội địa kém tích cực, điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Cùng với đó, thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn trầm lắng, mặc dù nước này đã lên kế hoạch cho vay 300 tỷ Nhân dân Tệ để nhằm tài trợ cho các dự án chiến lược. Lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng sẽ được cắt giảm trong thời gian tới để thúc đẩy thị trường này. Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu với với kỳ hạn siêu dài hàng thập kỷ, thời gian kéo dài 6 tháng

Tuy nhiên, động thái này của Trung Quốc chưa có tác động nào đến thị trường bất động sản. Chuyên gia nhận định, chính sách này có thể phải đến cuối năm sau mới thấy rõ.

Chuyên gia nhận định, cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản tại Trung Quốc chưa dứt, doanh số bán lẻ cũng yếu hơn nhiều so với cùng kỳ đã khiến giá bán tại nhà máy cũng đang cho chiều hướng giảm. Đây là những yếu tố có thể gia tăng rủi ro cho chính quốc gia này và các nền kinh tế khác trên thế giới. Do đó, giới đầu tư phiên chiều và đêm qua (giờ Hà Nội) đã miệt mài mua kim loại quý nhằm đảm bảo vốn và đầu cơ vàng trong điều kiện rủi ro gia tăng.

Giá vàng tăng mạnh còn được cộng hưởng bởi khu vực kinh tế châu Âu công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 chỉ đi ngang tháng trước, với mức tăng 0,6% tính theo tháng và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước tính theo năm. Chỉ số CPI lõi tháng 4 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 2,9% so với tháng trước và bằng dự báo.

Như vậy, mức tăng của CPI tại châu Âu tháng 4 tuy đạt được kỳ vọng nhưng vẫn ở mức cao so với mức tăng 2% mục tiêu. Yếu tố lạm phát cao cũng sẽ gây rủi ro cho thị trường, do đó thúc đẩy giá vàng tăng.

Giá vàng hôm nay 14/5: lao dốc không phanh

Giá vàng hôm nay 14/5: lao dốc không phanh

Giá vàng hôm nay 15/5: thế giới bật tăng mạnh mẽ, SJC vẫn lao dốc

Giá vàng hôm nay 15/5: thế giới bật tăng mạnh mẽ, SJC vẫn lao dốc

Giá vàng hôm nay 16/5: tiếp tục tăng mạnh sau số liệu CPI

Giá vàng hôm nay 16/5: tiếp tục tăng mạnh sau số liệu CPI

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ